Muốn dân đồng thuận tăng giá điện, cần minh bạch khoản lỗ 31.000 tỉ đồng

Đào Tuấn |

Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) tính toán năm nay mất đứt 1.000 tỉ chi phí do giá nhiên liệu đầu vào tăng mạnh.

Một trong những nguyên nhân là TKV đang phải bán than với giá 90 USD/tấn cho rất nhiều nhà máy nhiệt điện. Trong khi phải nhập than với giá thấp nhất 300 USD/tấn. Mở ngoặc là hơn 80% sản lượng than của TKV là dành cho các nhà máy điện.

Mua hàng chục triệu tấn than với giá rất thấp so với giá nhập, nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang báo lỗ tới 31.000 tỉ, và theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, EVN đã chính thức đề nghị tăng giá bán điện.

Dù không tiết lộ mức đề xuất cụ thể, nhưng Thứ trưởng Hải nói: Mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã "vượt thẩm quyền của EVN", tức là đã tăng trên 5%.

Tính toán cho biết chi phí giá nhiên liệu đầu vào của sản xuất điện như than, dầu, khí đã tăng 3-5 lần so với trước khiến chi phí sản xuất điện tăng vọt.

Hồi giữa năm, khi báo lỗ 16.00 tỉ, EVN cho biết: Giá điện bình quân năm đã lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Tức là cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân 1.844,64 đồng/kWh đang áp dụng từ năm 2019.

EVN không thể “gồng” mãi. Vấn đề là việc tăng giá bao nhiêu, vào thời điểm nào và nhất là câu chuyện thực lỗ trong “núi lỗ” 31.000 tỉ.

Trên một tờ báo, chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Trinh đặt câu hỏi rất xác đáng về “núi lỗ” 31.000 tỉ, rằng: Đây là tính chi phí cho cả ngành hay chỉ chi phí sản xuất điện?

TS. Bùi Trinh cũng cho rằng: Nếu “đẩy vào giá” tất cả các yếu tố lỗ là bất hợp lý, đặc biệt là yếu tố tỷ giá. Bởi “Không thể để lỗ về tài chính xong bắt toàn dân phải chịu giá điện tăng, nếu có”.

Với một nền kinh tế thị trường, sẽ rất kỳ quặc khi buộc doanh nghiệp, chẳng hạn EVN - phải bán hàng dưới giá thành sản xuất. Nhưng còn kỳ quặc hơn nếu EVN được tăng giá, trong khi vẫn được mua nhiên liệu đầu vào, như than, với giá rất thấp, rất sâu, rất xa so với giá thành. Lại còn vô lý hơn nếu báo “nguyên một rổ lỗ” không loại trừ từ những khoản phi sản xuất điện, để tính vào giá thành.

Điện, trọng yếu chẳng khác gì xăng dầu. Nhưng khác với xăng dầu, có thể tính đếm từng 50 đồng tiền chi phí, chúng ta chỉ biết về điện bằng một rổ, một núi lỗ 31.000 tỉ không rõ đến từ đâu, không biết cái nào vào cái nào. Và đây là vấn đề cần làm rõ nếu muốn có sự đồng thuận về việc tăng giá.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tiền điện - Nỗi lo của người lao động: Cân nhắc tăng giá điện trong giai đoạn hiện nay

Việt Lâm |

“Tiền lương tối thiểu vùng của người lao động (NLĐ) năm 2022 có tăng một chút, nhưng chưa đủ để bù đắp cho 2 năm không tăng do bị ảnh hưởng của COVID-19. Khu vực công chức viên chức, mức lương còn thấp - nhiều công chức, viên chức đã xin ra khỏi khu vực công. Vì vậy, cần cân nhắc tăng giá điện trong giai đoạn hiện nay” - TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng LĐLĐVN - cho biết.

Tăng giá điện, thêm nỗi lo

Minh Hương |

Trước thông tin sẽ có biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới, cao nhất 3.356 đồng/kWh, nhiều công nhân thuê trọ đang phải chịu giá điện cao hơn so với quy định lo lắng, giá điện tăng họ lại thêm nỗi lo chi phí...

Tăng giá điện là tăng thêm chi phí

Phương Linh - Tường Minh |

Người lao động ở các tỉnh miền Trung vốn rất khó khăn sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và những cơn “bão giá” của thời hậu dịch. Vốn mua điện giá cao, họ sẽ khó khăn chồng chất nếu tới đây điện còn tăng giá...

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tiền điện - Nỗi lo của người lao động: Cân nhắc tăng giá điện trong giai đoạn hiện nay

Việt Lâm |

“Tiền lương tối thiểu vùng của người lao động (NLĐ) năm 2022 có tăng một chút, nhưng chưa đủ để bù đắp cho 2 năm không tăng do bị ảnh hưởng của COVID-19. Khu vực công chức viên chức, mức lương còn thấp - nhiều công chức, viên chức đã xin ra khỏi khu vực công. Vì vậy, cần cân nhắc tăng giá điện trong giai đoạn hiện nay” - TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng LĐLĐVN - cho biết.

Tăng giá điện, thêm nỗi lo

Minh Hương |

Trước thông tin sẽ có biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới, cao nhất 3.356 đồng/kWh, nhiều công nhân thuê trọ đang phải chịu giá điện cao hơn so với quy định lo lắng, giá điện tăng họ lại thêm nỗi lo chi phí...

Tăng giá điện là tăng thêm chi phí

Phương Linh - Tường Minh |

Người lao động ở các tỉnh miền Trung vốn rất khó khăn sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 và những cơn “bão giá” của thời hậu dịch. Vốn mua điện giá cao, họ sẽ khó khăn chồng chất nếu tới đây điện còn tăng giá...