Máy bay 200 khách, nhà máy 20.000 công nhân

Lê Thanh Phong |

Một chiếc máy bay có trên dưới 200 hành khách, một chiếc ôtô vài chục hành khách, một đám tiệc vài chục đến vài trăm người dự, tất cả đều là nơi đông người cần lưu ý về phòng dịch. Vậy thì, càng không thể xem thường việc phòng dịch ở các xí nghiệp, nhà máy. Có những nhà máy từ vài trăm, vài ngàn, lên đến vài chục ngàn công nhân. Nếu có một ca nhiễm virus SARS-CoV-2, thì nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ như thế nào, thật không ai dám nghĩ đến.

Và không dám nghĩ đến khi một nhà máy đang sản xuất lại phải bị khoanh vùng, cách ly vì có trường hợp lây nhiễm virus. Tổn thất không chỉ cho riêng doanh nghiệp đó mà cho toàn xã hội.

Nhưng phải nghĩ đến, không phải là để hoang mang, lo lắng mà bình tĩnh đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của người lao động, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sức sống của nền kinh tế. Phải đối diện với dịch bệnh, phải chiến đấu với nó và phải chiến thắng.

Người lao động là tài sản của doanh nghiệp, đương nhiên các chủ doanh nghiệp phải tìm cách bảo vệ “tài sản” của mình. Tuy nhiên, vẫn có những nhà máy, xí nghiệp chưa thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Trong khi dịch bệnh, phải chấp nhận chi phí cho phòng dịch để không bị thiệt hại nặng nề khi có trường hợp nhiễm virus trong nhà máy. Phải trang bị khẩu trang cho công nhân, phải cung cấp nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay đầy đủ đặt ở những nơi cần thiết phải rửa tay, phải đo nhiệt độ, yêu cầu công nhân khai báo về tình trạng sức khỏe nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

Tổ chức lại các khu vực trong nhà máy, trong từng xưởng, hạn chế tối đa đi lại, giao tiếp, tụ tập nhiều người. Không cho công nhân đi từ xưởng này sang xưởng khác, từ chuyền này sang chuyền khác nếu không phải vì công việc.

Rửa tay, làm việc và thêm một quy định đặc biệt nữa, đó là “im lặng”. Không nói khi không cần thiết thì càng hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trách nhiệm của tổ chức công đoàn là đề xuất với chủ doanh nghiệp các biện pháp phòng dịch, nhưng quan trọng hơn là tuyên truyền cho công nhân các biện pháp tự bảo vệ mình. Không phải chỉ trong nhà máy, mà trong gia đình, trong sinh hoạt hằng ngày.

Nếu như ai cũng biết tự bảo vệ mình an toàn ở ngoài nhà máy, thì sẽ không đưa nguồn lây nhiễm vào nhà máy. Nếu như ai cũng biết cách bảo vệ an toàn cho cá nhân và nhà máy, thì sẽ bảo vệ được công việc cho mình và lợi ích chung cho đất nước.

Nhưng không phải người lao động nào cũng nhận thức được như vậy. Tổ chức Công đoàn đã vào cuộc nhưng chưa đủ mà rất cần sự chung tay của chủ doanh nghiệp, các chủ nhà trọ, và rộng lớn hơn là cả hệ thống chính trị.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

COVID-19, showbiz, rich kid và “cái thái độ”

Anh Đào |

Với khoảng 360.000 USD, tương đương hơn 8 tỉ đồng, gia đình bệnh nhân số 32  (trước đó 16 người đã được điều trị khỏi) đã thuê máy bay riêng chở con gái về Việt Nam và ngay lập tức được cách ly. Với họ, sự an toàn của con gái cũng như cộng đồng còn quan trọng hơn tiền rất nhiều.

Dịch COVID-19, thách thức và cơ hội thay đổi

QUANG ĐẠI |

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đổi mới tư duy quản lý, điều hành để đảm bảo các hoạt động vẫn thông suốt trong điều kiện đặc biệt.

Bệnh nhân dịch COVID - 19 không phải là tội nhân

Lê Thanh Phong |

Mạng xã hội xuất hiện những “thám tử mạng”, truy tìm danh tính của những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, kể cả người bị nghi ngờ (F2) cũng bị truy tìm như truy một “hung thủ” gây án.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

COVID-19, showbiz, rich kid và “cái thái độ”

Anh Đào |

Với khoảng 360.000 USD, tương đương hơn 8 tỉ đồng, gia đình bệnh nhân số 32  (trước đó 16 người đã được điều trị khỏi) đã thuê máy bay riêng chở con gái về Việt Nam và ngay lập tức được cách ly. Với họ, sự an toàn của con gái cũng như cộng đồng còn quan trọng hơn tiền rất nhiều.

Dịch COVID-19, thách thức và cơ hội thay đổi

QUANG ĐẠI |

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đổi mới tư duy quản lý, điều hành để đảm bảo các hoạt động vẫn thông suốt trong điều kiện đặc biệt.

Bệnh nhân dịch COVID - 19 không phải là tội nhân

Lê Thanh Phong |

Mạng xã hội xuất hiện những “thám tử mạng”, truy tìm danh tính của những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, kể cả người bị nghi ngờ (F2) cũng bị truy tìm như truy một “hung thủ” gây án.