Mạnh tay với mạng xã hội, quét sạch livestream “rác”

Linh Anh |

Yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) mới được phép livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu, không chỉ tạo ra công cụ để quản lý và thu thuế mà còn để quét sạch những livestream “rác” đang tràn lan.

Mới đây, Bộ TTTT đã ra văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.

Lý do là ngày càng xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mĩ tục.

Hàng loạt các kênh YouTube như Hoàng Anh Timmy tại TPHCM, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương… đã bị xử lý bằng hình thức phạt hành chính.

Thế nhưng ngay sau đó, nhiều cá nhân lại tìm cách mở kênh mới và bật quảng cáo kiếm tiền.

Mục đích của những livestream xấu độc này là dùng phương thức đưa vào những nội dung giật gân, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, nội dung sai sự thật hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hoá để tăng lượng tương tác, qua đó thu tiền. Hoặc sau khi thu thập được lượng người theo dõi lớn, sẽ dùng những livestream "bẩn" đó để thực hiện bán hàng online.

Việc chạy theo để xử lý các kênh livestream vi phạm này gặp nhiều bất cập và cơ quan quản lý cũng vất vả khi yêu cầu các đối tác như Facebook, YouTube đóng các kênh này.

Dự thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ TTTT được giao xây dựng, trình Chính phủ đã nhận được phản hồi tích cực và nhận được sự đồng tình của đa số người dân.

Theo đó, dự thảo đưa ra quy định các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ TTTT.

Nếu được Chính phủ đồng ý thông qua thì cơ quan chức năng sẽ có thêm một công cụ hữu hiệu để chủ động triệt để quét sách livestream “rác”. Bởi khi có Nghị định, cơ quan chức năng có ngay chế tài đối với nhà mạng không khoá kênh vi phạm là sẽ bị ngăn chặn không cho hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Quyết liệt làm, chắc chắn sẽ ngăn chặn những ẩn hoạ từ những livestream "độc", livestream "rác" ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội, đặc biệt là với lớp trẻ.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Chỉ mạng xã hội có giấy phép mới được cung cấp dịch vụ livestream

Phạm Đông |

Chỉ các mạng xã hội có giấy phép thiết lập mạng xã hội mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.

Hà Nội: Livestream bán sữa, Gucci... nghi giả, chốt chục nghìn đơn mỗi ngày

Cường Ngô |

Liên quan vụ bắt hàng hoá nghi nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu lớn trên thị trường, lãnh đạo Đội QLTT số 14 cho biết, qua kiểm tra thực tế, thì những sản phẩm này được livestream trên nền tảng mạng xã hội Facebook, chốt hàng chục nghìn đơn mỗi ngày.

Triệt phá kho hàng nghi nhập lậu thường được rao livestream trên Facebook

Cường Ngô |

Ngày 22.6, 8 mũi tấn công của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Hưng Yên đã phối hợp với Công an TP Hà Nội tổng tấn công vào các địa điểm kinh doanh, thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, được bán chủ yếu trên mạng.

Đại gia, nghệ sĩ livestream thoá mạ: Khi nào mới có văn hoá tranh luận?

Bảo Hân |

Từ các vụ livestream, nghệ sĩ phát ngôn tục tĩu trên Facebook, câu hỏi đặt ra là đến khi nào chúng ta mới có văn hoá tranh luận thực sự?

Bắt khẩn cấp đối tượng khiến nữ sinh lớp 7 mang bầu, tự sinh con ở Bắc Giang

Vân Trường |

Ngày 16.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang thi hành Lệnh giữ người và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nông Văn Minh (SN 2006) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Chỉ mạng xã hội có giấy phép mới được cung cấp dịch vụ livestream

Phạm Đông |

Chỉ các mạng xã hội có giấy phép thiết lập mạng xã hội mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.

Hà Nội: Livestream bán sữa, Gucci... nghi giả, chốt chục nghìn đơn mỗi ngày

Cường Ngô |

Liên quan vụ bắt hàng hoá nghi nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu lớn trên thị trường, lãnh đạo Đội QLTT số 14 cho biết, qua kiểm tra thực tế, thì những sản phẩm này được livestream trên nền tảng mạng xã hội Facebook, chốt hàng chục nghìn đơn mỗi ngày.

Triệt phá kho hàng nghi nhập lậu thường được rao livestream trên Facebook

Cường Ngô |

Ngày 22.6, 8 mũi tấn công của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Hưng Yên đã phối hợp với Công an TP Hà Nội tổng tấn công vào các địa điểm kinh doanh, thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, được bán chủ yếu trên mạng.

Đại gia, nghệ sĩ livestream thoá mạ: Khi nào mới có văn hoá tranh luận?

Bảo Hân |

Từ các vụ livestream, nghệ sĩ phát ngôn tục tĩu trên Facebook, câu hỏi đặt ra là đến khi nào chúng ta mới có văn hoá tranh luận thực sự?