Mang cả tủ lạnh đi tiếp tế cách ly: Đừng nuông chiều lối sống vị kỷ

Anh Đào |

Cách ly không phải là cụng ly để bày đặt liên hoan chè chén, lại càng không phải là du lịch hưởng thụ để mang đến tiếp tế cả... tủ lạnh.

Kìn kìn tiếp tế. Một từ ngữ quá đắt để mô tả cho khung cảnh người nhà đổ xô tới các trung tâm cách ly tập trung để tiếp tế các nhu yếu phẩm cho người thân từ nước ngoài trở về.

“Sao lại phải tiếp tế cả mì tôm?”- Phóng viên một tờ báo đặt câu hỏi.

Và câu trả lời: Một nụ cười gượng gạo.

Có thể, “phản xạ dạ dày” khiến chúng ta - rất vô thức - mua mì tôm đi tiếp tế, trong khi Chính phủ cam kết, và thực tế chứng minh - những đồng bào đang cách ly tập trung, được lo miếng ăn hớp nước còn hơn cả sự chu đáo.

Mì tôm không sao. Nó thể hiện sự quan tâm. Nhưng cách tiếp tế mì tôm, cũng như đổ xô đi vét giấy vệ sinh... đang thể hiện sự thái quá, cả từ trong nhận thức cho đến hành động.

Hôm qua, trong số hàng hóa tiếp tế kia, chúng ta được chứng kiến cả những tấm đệm nằm, được tiếp tế theo kiểu “4 người 4 cái”. Chúng ta nhìn thấy cả tủ lạnh mini được mang tới.

Trong số 52.790 đồng bào đang thực hiện cách ly, có hơn 21.000 người đang cách ly tập trung và con số này sẽ tiếp tục tăng khi du học sinh và người lao động tiếp tục về nước, khi trong 2 tuần tới sẽ rất căng thẳng.

Đó là một gánh nặng thực sự cho nhà nước, cho đội ngũ những người phục vụ đang phải vắt kiệt mồ hôi vì quá tải.

Nếu 21.000 trường hợp cách ly, gia đình nào cũng tiếp tế mì tôm, tiếp tế đệm nằm, và khuân đến cả tủ lạnh thì tóm lại là sẽ bao nhiêu mồ hôi, cần bao nhiêu người phục vụ cho đủ.

Cách ly không phải là nghỉ dưỡng, picnic. Đằng sau một trường hợp cách ly là bao nhiêu tài lực, nhân lực là bao nhiêu nỗ lực. Chia sẻ gánh nặng với Tổ quốc đôi khi đơn giản chỉ là nhịn miệng đi một chút, bớt đòi hỏi đi một chút.

Bởi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ, chúng ta có thể nhìn thấy ngay hình ảnh những người lính, những nhân viên y tế, những tình nguyện viên chống dịch mệt mỏi vì quá tải, có khi đang trải chiếu manh ngủ giữa trời.

Những lo lắng thái quá, những đòi hỏi từ lối sống hưởng thụ vị kỷ, hoặc đơn giản là sự vô tư... đôi khi trở nên vô tâm trong những hoàn cảnh như thế này.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thêm 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nhiều ca phát hiện ở khu cách ly tập trung

Thùy Linh |

8h30 tối 22.3, Bộ Y tế công bố thông tin về 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 105 ca (trong đó có 17 ca đã được chữa khỏi). 

Hà Nội tiếp tục bổ sung khu cách ly COVID-19 tại Ký túc xá Đại học FPT

Nguyễn Hà |

Khu ký túc xá Đại học FPT (Hà Nội) sẽ trở thành khu cách ly tập trung từ ngày 23.3 đến khi hết dịch COVID-19.

Tâm sự của 2 nữ tiếp viên trên chuyến bay VN0054 về 14 ngày ở khu cách ly

Tô Thế - Thùy Linh |

Kết thúc 14 ngày cách ly, 2 nữ tiếp viên trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam ngày 2.3 đã nhận được kết quả âm tính và chính thức được về nhà. Nhớ lại ngày đầu, họ không thể ngờ chuyến bay đưa đồng bào từ Anh về thăm quê hương lại là chuyến bay ẩn chứa nguy hiểm với 16 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tiếp tế đồ cho hàng trăm người ở khu cách ly tập trung ở ĐH Quốc gia TPHCM

Phương Nhàn - Thanh Chân |

Ngày 19.3, hàng trăm người xếp hàng gửi đồ dùng cá nhân cho người thân trong khu cách ly tập trung với quy mô khoảng 1.000 giường được chuyển đổi mục đích sử dụng từ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh (ĐH Quốc gia TPHCM).

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thêm 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nhiều ca phát hiện ở khu cách ly tập trung

Thùy Linh |

8h30 tối 22.3, Bộ Y tế công bố thông tin về 7 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 105 ca (trong đó có 17 ca đã được chữa khỏi). 

Hà Nội tiếp tục bổ sung khu cách ly COVID-19 tại Ký túc xá Đại học FPT

Nguyễn Hà |

Khu ký túc xá Đại học FPT (Hà Nội) sẽ trở thành khu cách ly tập trung từ ngày 23.3 đến khi hết dịch COVID-19.

Tâm sự của 2 nữ tiếp viên trên chuyến bay VN0054 về 14 ngày ở khu cách ly

Tô Thế - Thùy Linh |

Kết thúc 14 ngày cách ly, 2 nữ tiếp viên trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam ngày 2.3 đã nhận được kết quả âm tính và chính thức được về nhà. Nhớ lại ngày đầu, họ không thể ngờ chuyến bay đưa đồng bào từ Anh về thăm quê hương lại là chuyến bay ẩn chứa nguy hiểm với 16 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tiếp tế đồ cho hàng trăm người ở khu cách ly tập trung ở ĐH Quốc gia TPHCM

Phương Nhàn - Thanh Chân |

Ngày 19.3, hàng trăm người xếp hàng gửi đồ dùng cá nhân cho người thân trong khu cách ly tập trung với quy mô khoảng 1.000 giường được chuyển đổi mục đích sử dụng từ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh (ĐH Quốc gia TPHCM).