Mặc áo dài tím chạy marathon và chuyện “y phục xứng kỳ đức”

Hoàng Văn Minh |

Giải marathon ở Huế đã kết thúc từ 3 ngày trước. Nhưng đến bây giờ thì “lời ong tiếng ve” quanh chuyện người phụ nữ mặc áo dài tím vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Giải marathon ở Huế thì cũng như bao nhiêu giải marathon khác đã và đang diễn ra trên khắp đất nước.

Nghĩa là chẳng có gì đáng để bàn tán xôn xao nếu không có chuyện một nữ vận động viên diện nguyên bộ áo dài tím – một trong những biểu tượng của văn hóa Huế, đội nón Huế với mái tóc dính bết mồ hôi xuất hiện trên đường chạy 21km.

Vận động viên này, hình ảnh này trông lạc lõng như một làn gió cô đơn trên đường chạy, trong cả giải đấu, khi chung quanh là những vận động viên với trang phục chuyên nghiệp.

Đây đã là lần thứ 2, hình ảnh áo dài Huế (lần trước vận động viên nam với áo dài nam) xuất hiện trên đường chạy marathon ở Huế. Và lần nào những hình ảnh này cũng làm dậy sóng dư luận, phần lớn là chê, là bày tỏ sự khó hiểu, thất vọng…

Không hiểu đây là một sự cố ý hay vô tình của ban tổ chức. Nhưng dù với lý do gì thì đây cũng không nên có vì tác dụng ngược, khi gây râm ran khó hiểu cho dư luận.

Áo dài là một sản phẩm văn hóa truyền thống, chứa đựng hồn cốt dân tộc như Hanbok của Hàn Quốc hay Kimono của Nhật Bản.

Huế cũng đang triển khai thực hiện đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” (cả nữ và nam) với rất nhiều tham vọng. Trong đó có việc mong muốn áo dài được công nhận là Quốc phục cũng như công nhận là di sản văn hóa vật thể của thế giới.

Vậy nên vận động viên marathon cả nam lẫn nữ hoàn toàn có thể mặc áo dài để quảng bá cho giải đấu được tổ chức tại Huế trong lễ khai mạc hoặc các hoạt động có tính chất bên lề.

Tuy nhiên, nếu diện nguyên cây áo dài như thế mà chạy thi hoàn toàn không nên, bởi nó phi thể thao. Bởi áo dài là một trang phục có tính “điển lễ”, ràng buộc chứ không đề cao tính thoải mái, tiện lợi.

Bây giờ ngay cả mặc đi làm ở công sở mỗi tuần một buổi, nhưng chính quyền địa phương cũng phải “năn nỉ”, vận động hết hơi anh chị em mới chịu mặc.

Cuối cùng thì vẫn như cha ông mình hay nhắc là “y phục xứng kỳ đức”. Nôm na là chúng ta phải biết cách ăn mặc, ứng xử cho phù hợp vị trí và thời điểm mà mình tham gia vào mỗi sự kiện, hoạt động chứ không nên mặc bừa.

Từ chùa chiền đền miếu cho đến công sở, ở nhà, hội họp, sự kiện… mỗi nơi, tùy vào tính chất công việc hay sự kiện mà chúng ta buộc phải có y phụ phù hợp, kèm theo đó là lời ăn tiếng nói, đi đứng tương xứng với y phục thì mới mang lại hiệu quả công việc, cũng như mong nhận được sư tôn trọng từ những người xung quanh.

Một phụ nữ đi làm việc ở công sở thì không nên mặc đồ thể thao như vận động viên chạy marathon.

Ngược lại, một nữ vận động viên marathon thì không nên mặc nguyên bộ áo dài tím vốn dùng cho công sở hoặc các sự kiện có tính “lễ lượt” để đi thi chạy bộ.

Như thế, “y phục” vừa không xứng với “kỳ đức” vừa góp phần làm ảnh hưởng đến biểu tượng về văn hóa của không chỉ một vùng đất!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sẽ có 8.000 vận động viên chạy bộ ở giải VnExpress Marathon Hue 2024

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Giải VnExpress Marathon 2024 tại Huế sẽ có 8.000 vận động viên tham gia thi đấu chạy bộ vào ngày 21.4.

Hanbok Hàn Quốc, áo dài Huế và câu chuyện vinh danh nghệ nhân

Hoàng Văn Minh |

Hai nghệ nhân của Cố đô Huế vinh dự được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Master) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình”. Cùng lúc, Hanbok của Hàn Quốc có cái “bắt tay” thắm thiết với Áo dài Việt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Áo dài cần có danh vị để trở thành một thương hiệu văn hóa

Anh Trang |

Nhiều nhà thiết kế thời trang áo dài đã có những chia sẻ về ý tưởng, chất liệu sáng tạo trang phục này trong tương lai, đồng thời họ cũng nói lên nỗi niềm, trăn trở để biến áo dài trở thành một thương hiệu văn hóa.

Khi chiếc áo dài thấm đẫm câu chuyện về quê hương

Anh Trang |

Chào đón năm mới 2024, với mong muốn tìm về nguồn cội trong những ngày đầu năm, 18 nhà thiết kế trong cả nước sẽ kể câu chuyện trở về nơi được sinh ra bằng chiếc áo dài tại buổi trình diễn thời trang áo dài với chủ đề “Nơi tôi sinh ra” sẽ diễn ra tối 5.1.

Trưng cầu giám định video vụ phó chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Bị tố cáo phát ngôn dọa bắn dân, một phó chủ tịch UBND xã ở Nghệ An đề nghị giám định video do người tố cáo cung cấp.

Nắng nóng thiêu đốt ở khắp nơi

Song Minh |

Nắng nóng gay gắt tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hàng triệu người khắp Nam và Đông Nam Á.

Bổ nhiệm 3 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát các tỉnh và 1 Phó trưởng phòng

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngoài tỉnh Quảng Trị bổ nhiệm liên tiếp 2 Phó Viện trưởng, tại Tây Ninh, Viện KSND Tối cao cũng tổ chức buổi công bố công tác cán bộ.

Vì sao nhiều doanh nghiệp xin trả lại dự án cho tỉnh Quảng Nam?

Hoàng Bin |

Sau thời gian dài triển khai dự án nhưng gặp nhiều vướng mắc, loạt doanh nghiệp đã đề nghị trả dự án lại cho tỉnh Quảng Nam và yêu cầu hoàn trả tiền ký quỹ và kinh phí đầu tư.

Sẽ có 8.000 vận động viên chạy bộ ở giải VnExpress Marathon Hue 2024

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Giải VnExpress Marathon 2024 tại Huế sẽ có 8.000 vận động viên tham gia thi đấu chạy bộ vào ngày 21.4.

Hanbok Hàn Quốc, áo dài Huế và câu chuyện vinh danh nghệ nhân

Hoàng Văn Minh |

Hai nghệ nhân của Cố đô Huế vinh dự được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Master) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình”. Cùng lúc, Hanbok của Hàn Quốc có cái “bắt tay” thắm thiết với Áo dài Việt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Áo dài cần có danh vị để trở thành một thương hiệu văn hóa

Anh Trang |

Nhiều nhà thiết kế thời trang áo dài đã có những chia sẻ về ý tưởng, chất liệu sáng tạo trang phục này trong tương lai, đồng thời họ cũng nói lên nỗi niềm, trăn trở để biến áo dài trở thành một thương hiệu văn hóa.

Khi chiếc áo dài thấm đẫm câu chuyện về quê hương

Anh Trang |

Chào đón năm mới 2024, với mong muốn tìm về nguồn cội trong những ngày đầu năm, 18 nhà thiết kế trong cả nước sẽ kể câu chuyện trở về nơi được sinh ra bằng chiếc áo dài tại buổi trình diễn thời trang áo dài với chủ đề “Nơi tôi sinh ra” sẽ diễn ra tối 5.1.