Lùm xùm vụ phong GS-PGS: Cần rà soát cả “Tiến sĩ tại chức”

QUANG ĐẠI |

Tại Việt Nam, bên cạnh hiện tượng nhiều quan chức cao cấp nộp hồ sơ phong GS-PGS, là hiện tượng “Tiến sĩ tại chức”, nhiều công chức đua nhau làm nghiên cứu sinh để có học vị cao nhất.

Cả hai hiện tượng nói trên đều chung nguyên lý: Không thể “vừa xay lúa vừa bồng em”. Là cán bộ, công chức cao cấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo, thời gian công vụ quá bận bịu, dù giỏi mấy cũng không thể chuyên tâm giảng dạy, nghiên cứu có chất lượng cao.

Về mặt thuật ngữ, “giáo sư – phó giáo sư” là học hàm dành cho người chuyên giảng dạy bậc đại học và nghiên cứu khoa học. Tương tự, tiến sĩ là học vị dành cho người chuyên nghiên cứu khoa học. Người làm nghề giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, ngoài trí tuệ, cần sự đam mê, nghiên cứu chuyên sâu, cần mẫn, dành bao nhiêu thời gian cũng không đủ. Bởi vì những yêu cầu ngày càng cao của công việc, cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học.

Trừ trường hợp người đã có bằng tiến sĩ chuyển sang làm công chức lãnh đạo; còn nếu đang là công chức mà làm nghiên cứu sinh sẽ có rất nhiều bất cập. Bản thân công chức phải chi phối rất nhiều thời gian để làm nghiên cứu sinh, ảnh hưởng đến công việc quản lý, điều hành. Nhà nước tốn kém kinh phí cho công chức làm tiến sĩ.

Hiệu quả, chất lượng nghiên cứu, chất lượng luận án không cao, vì nghiên cứu sinh “tiến sĩ tại chức” không có điều kiện làm khoa học chuyên nghiệp, không cập nhật kiến thức và đủ thời gian nghiên cứu như các đối tượng khác.

Kết quả nghiên cứu của các vị này không giúp ích gì nhiều cho vị trí, chức danh quản lý nhà nước đang đảm nhiệm.

Không loại trừ nhiều trường hợp nể nang trong hướng dẫn nghiên cứu, làm luận án, phản biện các “tiến sĩ tại chức”, hoặc nghiên cứu sinh "xào xáo", đạo văn, mua luận án. Nhiều “tiến sĩ tại chức” sau khi có được cái danh “ông Nghè” là sự nghiệp nghiên cứu cũng… kết thúc. Nhiều người còn không dám “khoe” bằng tiến sĩ với giới học thuật cũng như truyền thông.

Nếu rà soát kĩ, sẽ có không ít “Tiến sĩ tại chức” thành tích nghiên cứu, công bố khoa học rất nghèo nàn, được “phù phép”, khả năng ngoại ngữ yếu kém, thậm chí “mù” ngoại ngữ.

Đây là thực tế đã được cảnh báo từ lâu, nhưng xem ra chưa có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc rà soát chức danh GS-PGS được phong đợt này, cần có nhiều đợt rà soát các GS-PGS đã được phong ở các lần trước, đồng thời rà soát tất cả các trường hợp “Tiến sĩ tại chức”, được nhận bằng tiến sĩ trong thời gian công tác. Nếu ai không đạt chuẩn thì xử lý tước học hàm, học vị.

Như vậy, “chịu đau một lần”, nhưng sẽ làm trong sạch môi trường khoa học, trả lại vinh dự xứng đáng cho các chức danh, học vị cao quý, đồng thời cũng hạn chế, triệt tiêu tâm lý sính bằng cấp, hư danh.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ GDĐT phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc xét duyệt GS, PGS

HN |

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước và Hội đồng chức danh cần nghiêm túc rút kinh nghiệm một cách sâu sắc vì để tình trạng còn nhiều hồ sơ ứng viên chưa bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn.

Rà soát hồ sơ GS, PGS: Thêm 1 trường hợp không đạt chuẩn do bị tố đạo văn

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.3, Bộ GDĐT đã chính thức công bố công khai kết quả rà soát đợt 1 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bộ trưởng Bộ GDĐT phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc xét duyệt GS, PGS

HN |

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước và Hội đồng chức danh cần nghiêm túc rút kinh nghiệm một cách sâu sắc vì để tình trạng còn nhiều hồ sơ ứng viên chưa bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn.

Rà soát hồ sơ GS, PGS: Thêm 1 trường hợp không đạt chuẩn do bị tố đạo văn

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.3, Bộ GDĐT đã chính thức công bố công khai kết quả rà soát đợt 1 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.