Lời cảnh báo từ gánh nợ 1,6 triệu tỉ đồng

LÊ THANH PHONG |

Cả nước có 583 doanh nghiệp nhà nước tính đến năm 2016, và số doanh nghiệp này ôm món nợ trên 1,6 triệu tỉ đồng (tương đương 73 tỉ USD), đó là thông tin từ Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016.

Làm ăn thì có nợ nần cho nên nợ chưa hẳn là xấu, nhưng nợ do tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản thì không chỉ là xấu mà là phá hoại.

Năm 2011, DNNN nợ 1,2 triệu tỉ đồng, năm 2016 nợ 1,6 triệu tỉ đồng, tăng 26%, và những năm tới sẽ là con số nào. DNNN nợ là tiền của ai, ai sẽ trả, nếu vỡ nợ thì thiệt hại sẽ đổ lên đầu ai? Nói là doanh nghiệp nhà nước, nhưng cuối cùng thì chính dân phải chịu hậu quả.

DNNN có nhiều lợi thế từ vốn đến tài nguyên, thương hiệu, chưa kể nhiều ưu đãi, nhưng không nhiều doanh nghiệp khai thác được lợi thế đó để kinh doanh hiệu quả, phần lớn là thua lỗ, nợ nần chồng chất. Có không ít doanh nghiệp làm ăn thất bại, khó có khả năng thu hồi vốn.

Nói kinh doanh hiệu quả là phải tính đến lợi nhuận tương đương với đồng vốn, còn nếu có báo cáo lãi, nhưng quá thấp, chỉ là vài đồng làm ví dụ thì về bản chất cũng là sự thiệt hại, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Báo cáo chỉ rõ hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1%, thấp hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%). Tất nhiên, so với khu vực kinh tế tư nhân cũng chẳng khá gì hơn.

Kể tên các tập đoàn nhà nước “như sấm nổ bên tai”, là đầu tàu, là mũi nhọn, nhưng làm ăn thì bê bết. Trong đó, có những doanh nghiệp sai phạm về pháp luật và các cán bộ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hình sự, và còn nhiều đơn vị khác cũng trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, muốn xử lý hình sự thì phải có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, tham nhũng hoặc cố ý làm trái, còn nếu không thì trong kinh doanh, thất bại không phải là hành vi phạm tội.

Và cho dù có bỏ ai đó vào tù thì cũng không thể đảo ngược lại kết quả kinh doanh, Nhà nước cũng không thể thu hồi trọn vẹn số vốn đã bị thất thoát. Một vài ông cán bộ nộp lại ít tiền tham nhũng chẳng ăn thua gì so với tài sản đã mất đi.

Vậy thì có nên để tồn tại một lực lượng DNNN kém chất lượng. Cái gì dân làm được thì để cho dân làm, Nhà nước chỉ quản lý và kiến tạo chính sách.

Lời cảnh báo về khoản nợ 1,6 triệu tỉ đồng chính là nhằm tìm ra giải pháp để DNNN không nợ ngập đầu, thua lỗ khủng khiếp. Có vậy dân mới được nhờ.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh vốn dự án: Đầu chuột đuôi voi!

Lê Phương |

Tại phiên thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 chiều 28.5, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập tới hiện tượng "đầu chuột đuôi voi" rất phổ biến của các dự án đầu tư và đây là hội chứng lãng phí.

ĐBQH Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm lãnh đạo

Lê Phương |

Chiều 28.5, phát biểu tranh luận với một số đại biểu tại phiên thảo luận tai hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng cần phải xem xét kỹ lộ trình cổ phần hoá và phải có cơ chế gắn trách nhiệm, giao thẩm quyền đối với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước mang 7 tỉ USD đầu tư ở nước ngoài, hơn 25% dự án báo lỗ

Khánh Hoà |

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016, các tập đoàn Nhà nước đã đem 7 tỷ USD đi đầu tư nước ngoài, nhưng hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Điều chỉnh vốn dự án: Đầu chuột đuôi voi!

Lê Phương |

Tại phiên thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 chiều 28.5, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập tới hiện tượng "đầu chuột đuôi voi" rất phổ biến của các dự án đầu tư và đây là hội chứng lãng phí.

ĐBQH Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm lãnh đạo

Lê Phương |

Chiều 28.5, phát biểu tranh luận với một số đại biểu tại phiên thảo luận tai hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng cần phải xem xét kỹ lộ trình cổ phần hoá và phải có cơ chế gắn trách nhiệm, giao thẩm quyền đối với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước mang 7 tỉ USD đầu tư ở nước ngoài, hơn 25% dự án báo lỗ

Khánh Hoà |

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016, các tập đoàn Nhà nước đã đem 7 tỷ USD đi đầu tư nước ngoài, nhưng hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế.