Lập băng nhóm chiếm đất ở TPHCM, chính quyền phường Long Phước đi đâu?

Lê Thanh Phong |

Tại phường Long Phước, thành phố Thủ Đức - TPHCM xuất hiện băng nhóm đi đóng cọc chiếm đất rồi rao bán, tại sao chính quyền để xảy ra tình trạng lộng hành này?

Báo Lao Động ngày 25.4 đăng bài "Lập nhóm đi chiếm đất hành lang bờ sông, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh", phản ánh thực trạng chiếm đất tại phường Long Phước, Thủ Đức - TPHCM.

Băng nhóm này chọn đất hành lang kênh rạch, phía trước các lô đất của người dân, rồi đóng cọc bao chiếm. Hộ dân nào muốn không bị lấn chiếm phía trước mặt, thì phải bỏ tiền tỉ ra để mua lại số diện tích đất đó.

Đất hành lang bờ sông, kênh rạch là đất của nhà nước quản lý, nhưng bị lấn chiếm công khai, ngang nhiên, như ở chỗ không người.

Ngang nhiên đến mức, các đối tượng lấn chiếm treo bảng rao bán luôn đất của nhà nước, không sổ sách giấy tờ. Những tấm bảng rao bán đất lấn chiếm đó chính quyền phường Long Phước có nhìn thấy không?

Điển hình như lô đất của ông L được phóng viên Lao Động tiếp cận, đã bị nhóm lấn chiếm xây dựng hàng rào bằng tôn với chiều dài 100m và chiều ngang khoảng 8m tính từ bờ sông đến khu đất ông L. Nếu ông L muốn "được yên" thì phải bỏ hàng tỉ đồng để "mua" lại. Kiểu làm ăn bắt chẹt người lương thiện này đang diễn ra, bản chất là những vụ lấn đất để trấn lột.

Theo hình ảnh, clip phóng viên Lao Động ghi lại từ thực địa, những trụ bê tông, những tường rào đó không phải là cây kim sợi chỉ mà giấu được chính quyền địa phương. Chưa kể, muốn đóng những cọc bê tông đó, phải có phương tiện cơ giới, vậy mà chính quyền vẫn không biết mới là chuyện lạ.

Xin thưa, cọc lấn chiếm hành lang kênh rạch khắp nơi trên đất phường Long Phước, không phải một hai cọc để nói chính quyền không thấy.

Đừng nói "không biết, không nghe, không thấy", bởi vì từ đầu tháng 3.2023, một người dân ở phường Long Phước là ông T đã làm đơn trình báo tới UBND TP Thủ Đức về các đối tượng ngang nhiên đóng cọc chiếm đất, UBND TP Thủ Đức đã giao UBND phường Long Phước xác minh vụ việc.

Đến nay, chưa có câu trả lời về các băng nhóm lấn chiếm đất đang hoạt động trên địa bàn phường Long Phước và những chiếc cọc đó vẫn trơ trơ thách thức pháp luật và dư luận.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Lập nhóm đi chiếm đất hành lang kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh

Nhóm PV |

TP Hồ Chí Minh - Nhiều đối tượng đã lập nhóm, rồi đi chiếm đất hành lang kênh rạch thuộc sự quản lí của nhà nước, gây bức xúc trong dân. Việc này ngang nhiên diễn ra tại phường Long Phước, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) nhưng cơ quan chức năng chưa xử lí dứt điểm.

Dai dẳng tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng cảnh quan Quốc lộ 28

Phan Tuấn |

Tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng ven Quốc lộ 28, trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông diễn ra đã lâu. Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức cưỡng chế, giải tỏa nhưng người dân hủy hoại rừng, tái lấn chiếm đất rừng dai dẳng.  

Đắk Nông chậm xử lý tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Các cấp ngành, địa phương ở tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều quyết định hành chính buộc người dân phải khắc phục hậu quả đã dựng nhà, lấn chiếm đất rừng trái phép. Thế nhưng, hiện đang có rất nhiều hộ dân không chấp hành quy định, thậm chí còn có  trường hợp còn cơi nới diện tích vi phạm.

Ùn tắc kéo dài, hành khách mất gấp đôi thời gian để về đến quê

HỮU CHÁNH |

Dù quãng đường chỉ khoảng hơn 200 km, nhưng do ùn tắc, người dân phải mất 8 tiếng từ Hà Nội về Nghệ An nghỉ lễ với gia đình.

Có một Hà Nội rất khác trong những ngày nghỉ lễ

Tô Thế |

Hà Nội - Khác với sự vội vã, chật chội những ngày bình thường, Hà Nội những ngày nghỉ lễ trở nên yên ắng, đường phố vắng lặng hơn.

Còn xa tuổi nghỉ hưu nhưng đã khó xin việc

Minh Ánh - Văn Thắng |

Bà Nguyễn Thị Năm, 48 tuổi, Hà Nam là công nhân có gần 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực may, sản xuất đồ chơi. Dù còn xa tuổi nghỉ hưu, nhưng từ cuối năm 2023, bà Năm quyết định nghỉ việc tại một công ty đồ chơi nước ngoài, vì lí do phải chịu nhiều áp lực từ phía quản lý. Sau nghỉ việc, bà Năm rơi vào cảnh khó xin việc làm vì nhiều doanh nghiệp không nhận lao động ngoài 40 tuổi.

Câu chuyện phía sau bức ảnh "Nữ du kích Gia Hoà"

Phương Anh |

Bức ảnh “Nữ du kích Gia Hòa” ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là tác phẩm của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam Lê Minh Trường chụp từ năm 1972. Nhân vật trong ảnh là nữ du kích Lâm Hồng Đẹp với áo bà ba, khăn rằn quấn quanh trán, súng chắc trong tay... Bức ảnh đã được trưng bày triển lãm ở nhiều nơi. Trong những ngày Tháng 4 lịch sử, PV Lao Động đã về vùng đất thép Gia Hòa để hiểu thêm câu chuyện về đất và người nơi đây.

Hướng tới mục tiêu 5.000 km đường cao tốc

Hiếu Anh |

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động nâng tổng số cao tốc của Việt Nam lên con số hơn 1.500 km.

Lập nhóm đi chiếm đất hành lang kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh

Nhóm PV |

TP Hồ Chí Minh - Nhiều đối tượng đã lập nhóm, rồi đi chiếm đất hành lang kênh rạch thuộc sự quản lí của nhà nước, gây bức xúc trong dân. Việc này ngang nhiên diễn ra tại phường Long Phước, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) nhưng cơ quan chức năng chưa xử lí dứt điểm.

Dai dẳng tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng cảnh quan Quốc lộ 28

Phan Tuấn |

Tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng ven Quốc lộ 28, trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông diễn ra đã lâu. Dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức cưỡng chế, giải tỏa nhưng người dân hủy hoại rừng, tái lấn chiếm đất rừng dai dẳng.  

Đắk Nông chậm xử lý tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng

Phan Tuấn |

Các cấp ngành, địa phương ở tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều quyết định hành chính buộc người dân phải khắc phục hậu quả đã dựng nhà, lấn chiếm đất rừng trái phép. Thế nhưng, hiện đang có rất nhiều hộ dân không chấp hành quy định, thậm chí còn có  trường hợp còn cơi nới diện tích vi phạm.