Lãng phí quá trời đất

ANH ĐÀO |

Nêu cụ thể câu chuyện giao đất với các dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: “Làm sao bây giờ không còn giao đất kiểu BT trước đây, lãng phí quá trời đất”. Và Thủ tướng đặt câu hỏi cho ngành tài nguyên và môi trường: “Cơ chế nào cho vấn đề này?”.

Vậy là người đứng đầu Chính phủ đã không bỏ ngoài tai những hoài nghi của dư luận. Từ những dấu hỏi quanh chuyện “đổi 100ha lấy 1,39km đường ở Bắc Ninh” hay dị nghị quanh con số 270ha đất ở Hà Nội cho 5 tuyến đường.

Không bỏ ngoài tai, không chỉ bằng những yêu cầu kiểm tra khi dư luận đặt vấn đề, và giờ đây Thủ tướng “đặt đề bài” cho ngành tài nguyên và môi trường để ít nhất tránh được tình trạng “lãng phí quá trời đất” trong việc giao đất BT như đã từng.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ từng nói rất thẳng về những “khoảng trống pháp lý”, những kẽ hở pháp luật khiến dự án BT trở thành những “mảnh đất” cho những cú bắt tay, cho sự trục lợi mà các nhóm lợi ích lợi dụng để trục lợi, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai.

Chẳng hạn ngay tại Nghị định 15 với việc cho phép đất đai trả cho nhà đầu tư được thực hiện ngay trong lúc đang triển khai xây dựng dự án hạ tầng cơ sở (HTCS). Trong khi về nguyên tắc, việc này chỉ được thực hiện sau khi công trình hạ tầng đã hoàn thành và được kiểm toán kỹ thuật, kiểm toán tài chính.

Hoặc việc định giá giá trị công trình HTCS và định giá khu đất để trả khiến việc “đổi đất lấy hạ tầng” không đảm bảo ngang giá… tạo ra trên thực tế “siêu lợi nhuận” cho nhà đầu tư nhờ chênh lệch địa tô cực lớn.

Chúng ta nhìn thấy những vô lý trong thực tế: Một đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài, nhà đầu tư bỏ hơn 700 tỉ đồng xây 5km. Đổi lại là hơn 197ha để nhà đầu tư xây dựng khu đô thị. Và giá đất, được tính 8,5 triệu đồng/m2 - đội gấp 5-7 lần sau khi xong tuyến đường. Chúng ta cũng biết rõ những khe hở, những khoảng trống pháp lý. Và giờ là lúc phải có sự tính đếm khi sự lãng phí, thậm chí trục lợi rất dễ để nhìn thấy, khi mà nguồn lực đất đai là có hạn.

BT gắn với chỉ định nhà đầu tư là một biện pháp phải nói là bất đắc dĩ trong tình hình ngân sách dành cho HTCS còn khó khăn khiến các địa phương khó cân đối nguồn vốn.

Nhưng để tránh lãng phí nguồn lực, có lẽ, đã đến lúc chỉ nên dành nguồn lực có hạn ấy cho những công trình hạ tầng thực sự dành cho phát triển, thay vì những công trình không thực sự cần thiết kiểu... công sở.

Giờ đã đến lúc chấn chỉnh, bắt đầu từ việc bịt kẽ hở, lấp khoảng trống trong các quy định. 

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng đặt ra 4 bài toán cho ngành Tài nguyên và Môi trường 2019

Thảo Anh - Thông Chí |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 4 bài toán cho ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2019. Chủ trương xương sống vẫn hướng đến không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt.

Bộ Tài nguyên Môi trường cảnh báo khát nước sinh hoạt sẽ còn phức tạp

T. T |

Mặc dù đang là mùa mưa lũ nhưng tình hình thời tiết lại diễn biến bất thường, các hồ chỉ tích nước được 50% nên Bộ Tài nguyên Môi trường dự báo, vấn đề khát nước sinh hoạt ở các tỉnh miền Trung sẽ còn phức tạp.

Nhiều cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa mất chức sau rà soát

P.V |

Ngày 12.10, Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã hủy bỏ và thu hồi các quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm đối với nhiều cán bộ sai quy định.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Vương quốc Anh giảm sức hút với giới siêu giàu

Thanh Hà |

Các nhà đầu tư và doanh nhân giàu có đang chuyển đến EU, Trung Đông và Châu Á, theo một công ty tư vấn ở London, Anh.

Gương mặt vàng tại các kỳ thi Olympic quốc tế

Trang Hà |

Năm 2022, với 38 lượt thí sinh tham gia các kỳ thi Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế, học sinh Việt Nam xuất sắc nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.

Thủ tướng đặt ra 4 bài toán cho ngành Tài nguyên và Môi trường 2019

Thảo Anh - Thông Chí |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra 4 bài toán cho ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2019. Chủ trương xương sống vẫn hướng đến không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt.

Bộ Tài nguyên Môi trường cảnh báo khát nước sinh hoạt sẽ còn phức tạp

T. T |

Mặc dù đang là mùa mưa lũ nhưng tình hình thời tiết lại diễn biến bất thường, các hồ chỉ tích nước được 50% nên Bộ Tài nguyên Môi trường dự báo, vấn đề khát nước sinh hoạt ở các tỉnh miền Trung sẽ còn phức tạp.

Nhiều cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa mất chức sau rà soát

P.V |

Ngày 12.10, Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã hủy bỏ và thu hồi các quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm đối với nhiều cán bộ sai quy định.