Không phải doanh nghiệp mà cán bộ tha hóa tạo ra "tệ nạn phong bì"

Lê Thanh Phong |

"Qua vụ án này, bị cáo nghĩ rằng doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hoá phong bì, nạn nhân của thiếu hiểu biết" - bị cáo Lê Hồng Sơn đã trình bày tại phiên tòa chuyến bay giải cứu khi tự bào chữa về hành vi đưa hối lộ.

Không phải chỉ riêng bị cáo Lê Hồng Sơn mà tất cả các bị cáo trong nhóm đưa hối lộ vụ án chuyến bay giải cứu đều có chung tình trạng, hoàn cảnh như nhau. Đó là phải theo "luật" xin - cho, phải bôi trơn, phải đút lót.

Thực ra, gọi hành vi đưa hối lộ là "văn hóa phong bì" có thể không đúng về bản chất. Đã là văn hóa thì không thể xấu, ở đây là "tệ nạn phong bì".

Phong bì làm quà, cảm ơn, tình nghĩa là văn hóa. Nhưng cảm ơn tới vài chục tỉ đồng thì đó là đưa và nhận hối lộ, là tệ nạn, là hành vi phạm tội.

Đối với các bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, đương nhiên là có hành vi vi phạm pháp luật, ai cũng nhận tội, cũng tự nhận thức mình đã sai. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của họ, bị cán bộ ép buộc, bị gợi ý phải làm theo "luật" xin - cho, thì khó có cách lựa chọn nào khác.

Có một điều chắc chắn, không doanh nghiệp nào muốn chi tiền cho cán bộ, vừa mất tiền, vừa nhục nhã, vừa có thể trở thành tội phạm đưa hối lộ. Nhưng trong một môi trường hành chính còn có nhiều tồn tại không lành mạnh thì có thể nói, doanh nghiệp cũng khó để tránh được những hành vi vi phạm, cụ thể ở đây là bị "ép buộc" đưa hối lộ.

Có một cách là từ chối đưa tiền và bỏ kinh doanh các chuyến bay giải cứu, nhưng họ đã không làm.

Có điều, nếu các doanh nghiệp cương quyết không đưa tiền bôi trơn nên không được cấp phép khai thác các chuyến bay, thì sẽ ảnh hưởng đến chương trình đưa người Việt Nam ở nước ngoài về trong thời điểm dịch bùng nổ.

Cho nên, cũng cân nhắc thêm về hoàn cảnh, thời điểm lúc dịch bệnh căng thẳng.

Chính vì vậy, đối với nhóm bị cáo phạm tội "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ", Viện Kiểm sát cho rằng, có một phần từ mục đích tìm kiếm lợi nhuận và tạo công ăn, việc làm cho người lao động trong hoàn cảnh khó khăn dịch bệnh; ý thức của các doanh nghiệp trong việc đồng hành với Nhà nước thực hiện các chuyến bay đưa càng nhiều công dân về nước càng tốt.

Tuy nhiên, trước sự gây khó khăn, đòi hỏi, yêu sách, nhũng nhiễu, tạo ra cơ chế xin cho của một số đối tượng trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên họ đã phải đưa tiền để được duyệt cấp phép các chuyến bay. Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử cũng cần cân nhắc, đánh giá đúng nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh để có hình phạt phù hợp đối với người đưa hối lộ.

Đây là một cái nhìn công bằng, khách quan, rất đáng được Hội đồng xét xử xem xét khi lượng hình.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho

Việt Dũng |

Hà Nội - Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky cùng với cấp phó được xác định đưa hối lộ nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, tự bào chữa cho rằng, doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho.

Vụ chuyến bay giải cứu: Không ai bỏ rượu vào cặp số để đi biếu

Việt Dũng |

Tại tòa chiều nay 19.7, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội phản bác lời tự bào chữa trước đó của bị cáo Hưng: "Anh Hưng nói trong cặp là mấy chai rượu, trơ tráo quá không nghe được. Chưa ai bỏ rượu vào cặp số để đưa cho người khác. Anh em mình từng được biếu và đi biếu hàng trăm chai rượu, chả có ai làm vậy".

Nếu các cán bộ đều vì dân thì không có vụ án "chuyến bay giải cứu"

Lê Thanh Phong |

Đứng trước Hội đồng xét xử, gần như các bị cáo là quan chức trong vụ án chuyến bay giải cứu đều cho rằng đã làm việc rất tốt, hết lòng vì dân, nhưng không ngờ lại phạm tội.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Cần thiết giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn

CAO NGUYÊN |

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn cho rằng, việc giữ ổn định quy định về nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn bằng 2% nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Sự tiến bộ của 2 đội tuyển bóng chuyền Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

HOÀNG HUÊ |

2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam đều có sự tiến bộ rõ rệt ở các giải đấu quốc tế nửa đầu năm 2024.

Thời điểm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc để tối ưu thuế thu nhập cá nhân

Đức Mạnh |

Theo chuyên gia, nên đăng ký bổ sung người phụ thuộc sớm nhất có thể hoặc theo thời hạn thông báo từ công ty để đảm bảo tất cả hồ sơ người phụ thuộc được đăng ký thành công trước thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm.

Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu: Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho

Việt Dũng |

Hà Nội - Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky cùng với cấp phó được xác định đưa hối lộ nhiều nhất vụ chuyến bay giải cứu, tự bào chữa cho rằng, doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho.

Vụ chuyến bay giải cứu: Không ai bỏ rượu vào cặp số để đi biếu

Việt Dũng |

Tại tòa chiều nay 19.7, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội phản bác lời tự bào chữa trước đó của bị cáo Hưng: "Anh Hưng nói trong cặp là mấy chai rượu, trơ tráo quá không nghe được. Chưa ai bỏ rượu vào cặp số để đưa cho người khác. Anh em mình từng được biếu và đi biếu hàng trăm chai rượu, chả có ai làm vậy".

Nếu các cán bộ đều vì dân thì không có vụ án "chuyến bay giải cứu"

Lê Thanh Phong |

Đứng trước Hội đồng xét xử, gần như các bị cáo là quan chức trong vụ án chuyến bay giải cứu đều cho rằng đã làm việc rất tốt, hết lòng vì dân, nhưng không ngờ lại phạm tội.