Không phải dạy giỏi mà diễn giỏi

LÊ THANH PHONG |

Vụ thi giáo viên dạy giỏi không cho học sinh kém vào lớp xảy ra ở Hải Phòng khiến cho mọi người ưu tư về giáo dục đau lòng, bởi vì đây là một biểu hiện của sự dối trá. Dối trá trong giáo dục thì không thể chấp nhận.

Thi dạy giỏi nhưng thực chất là thi diễn giỏi, ai cũng biết như thế, nhiều nơi diễn một tuồng như nhau, nhưng không ai mạnh dạn lên tiếng đòi phải xóa bỏ căn bệnh hình thức và dối trá này đi.

Sự dối trá này gây nguy hại trước hết là chính con em chúng ta. Học sinh bị đem ra đóng kịch, tập tuồng, bằng cách học thuộc câu hỏi và câu trả lời trước. Được tập dượt như một vở kịch, để đến giờ là cô và trò cùng diễn.

Các em học sinh biết được thầy cô của mình đang diễn, mình cũng đang diễn. Các em có thể chưa nhận thức đầy đủ về sự dối trá, nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, các em đã bị vết dơ. Có thể về sau, các em vận dụng loại thủ thuật diễn này để kiếm chút thành tích và hư danh như đã từng chứng kiến và tham gia.

Vì thành tích của thầy cô giáo, vì cái thứ danh hão của nhà trường, lại đem học sinh ra làm trò dối trá. Thay vì, con em chúng ta được dạy sự trung thực, sự tự do tư duy, sáng tạo, sự độc lập suy nghĩ, thì người lớn đã biến trẻ con thành một thứ “nghệ thuật sắp đặt”, biến chúng thành robot, vận hành theo lập trình của thầy cô.

Giáo viên dạy giỏi không thể chỉ trong một bài giảng khi đi thi mà cả một quá trình. Giáo viên dạy giỏi không chỉ ăn nói lưu loát và thuộc một vở tuồng, mà dồn nén tình yêu nghề nghiệp cho học sinh cả đời người. Giáo viên dạy giỏi không phải thuộc làu mớ kiến thức nhai lại, mà luôn ý thức tự học, nghiên cứu để tiếp cận được tri thức mới. Với thầy cô giáo, ai cũng có lòng tự trọng nghề nghiệp, đa số là người yêu nghề và trung thực, không ai muốn diễn tuồng thi cử vô bổ và dối trá này. Hãy tha cho thầy cô của chúng ta. Muốn vậy thì Bộ GDĐT nên mạnh dạn bỏ thi giáo viên dạy giỏi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng chia sẻ: “Tôi đang yêu cầu các vụ, cục rà soát để cắt giảm, nhiều cuộc thi hình thức, gây áp lực, không nâng cao được chất lượng cho giáo dục. Thi đua dạy tốt, học tốt nhưng phải tốt thật chứ không phải áp lực theo hướng xấu. Chứ thi mà không thiết thực, diễn là chính thì rất phản cảm. Năm ngoái đã cắt một loạt các cuộc thi rồi, năm nay tiếp tục rà soát. Cố gắng đưa thi đua thành việc thiết thực và hiệu quả”.

Vậy thì, cuộc thi giáo viên dạy giỏi chính là cuộc thi diễn giỏi đó thưa bộ trưởng.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.

Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi thưa Bộ trưởng!

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương |

Câu chuyện “Giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém không được vào lớp” xảy ra ở Hải Phòng đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Thêm một cái tát nữa vào bệnh thành tích - thứ lâu nay gây ra không ít áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.

Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi thưa Bộ trưởng!

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương |

Câu chuyện “Giáo viên thi dạy giỏi, học sinh kém không được vào lớp” xảy ra ở Hải Phòng đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Thêm một cái tát nữa vào bệnh thành tích - thứ lâu nay gây ra không ít áp lực cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên thi dạy giỏi cấm học sinh kém: "Cái tát" vào bệnh thành tích

Bích Hà |

“Giáo viên dạy giỏi thì phải dạy cho các em học sinh yếu kém, cớ sao lại yêu cầu các em yếu kém phải ở nhà để thi giáo viên giỏi?” – đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra trước sự việc học sinh yếu kém không được vào lớp vừa xảy ra tại Hải Phòng.