Không để thêm học sinh nào bị khủng bố tinh thần

Lê Thanh Phong |

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho biết, đang điều trị cho bệnh nhi N.T.N, 13 tuổi, ngụ tỉnh Long An, em nhập viện cấp cứu vì đã uống thuốc trừ sâu để tự tử.

Có điều gì khiến một học sinh lớp 7 phải tìm đến cái chết? Không thể ngờ được khi cháu bị bạo lực học đường. N.T.N bị bạn bè trong lớp tẩy chay, bị dọa nạt trên mạng xã hội, trước áp lực quá nặng nề, em không chịu nổi phải tự tử.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên, đã có em nữ sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội, trầm cảm đến mức uống thuốc diệt cỏ mà chết.

Tẩy chay, khủng bố tinh thần là một loại bạo lực trong trường học. Đã có nhiều em học sinh bị bạn bè hành hung, bắt nạt bằng tay chân, và cũng có nhiều em bị bắt nạt bằng sự dọa dẫm, chê bai và cô lập. Với một đứa trẻ, những hành động tấn công từ bạn bè như vậy là sự hành hạ tinh thần ghê gớm, ngày này qua tháng khác, khó có thể chịu đựng được.

Học sinh ngày nay tham gia mạng xã hội, học điều tốt thì ít nhưng nhiễm thói xấu lại cũng nhiều. Có nhiều vụ học sinh đánh nhau vì mâu thuẫn trên mạng xã hội, chưa kể còn quay clip những hình ảnh đánh hội đồng rồi tung lên mạng.

Tình trạng này kéo dài nhiều năm, ngày một phổ biến và lan như dịch bệnh, báo chí phản ánh nhiều trường hợp nhưng chưa thấy có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Từ năm 2019, đã có con số thống kê trên 22 triệu học sinh, sinh viên sử dụng mạng xã hội và số vụ bạo lực trong học sinh, sinh viên tăng theo từng năm. Điều này cho thấy, mạng xã hội là môi trường nếu không biết quản lý sẽ không tốt đối với đa số bạn trẻ.

Trở lại trường hợp em N.T.N, em tìm đến cái chết vì bị bạn học bắt nạt trên mạng xã hội, vậy trách nhiệm của gia đình và nhà trường như thế nào.

Em không phải bị bắt nạt một hai ngày mà kéo dài, bị khủng hoảng, sợ hãi, lo âu. Những trạng thái tâm lý đó chắc chắn có biểu hiện, nhưng cha mẹ thờ ơ, thầy cô giáo không quan tâm. Nếu người lớn có trách nhiệm, phát hiện sự bất thường, hỏi han, tư vấn tâm lý và tìm cách giải quyết các mâu thuẫn của bọn trẻ, thì sẽ không có chuyện em N.T.N tự tử.

Đừng trách đứa trẻ nông nổi, mà hãy trách người lớn thờ ơ, không chăm sóc con cái chu đáo và dạy dỗ học trò tận tâm.

Tệ nạn sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tấn công bạn học đang lan rộng, rất nguy hiểm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, giáo dục từ gia đình và nhà trường, sẽ còn những trường hợp tự tử như em N.T.N.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau hội đồng: Rất báo động về bạo lực học đường

Vương Trần - Quách Du |

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, nhiều sự việc học sinh đánh nhau ngay trong lớp học, đánh nhau hội đồng lại dấy lên nhiều lo ngại rất đáng báo động về văn hoá ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường.

Liên tiếp những vụ nữ sinh bị đánh: Còn nhiều dạng bạo lực học đường khác

Bảo Hân |

Liên tiếp những vụ nữ sinh bị đánh xảy ra tại Nam Định, TP. Hồ Chí Minh; rồi vụ giáo viên tại Hà Nội dùng thước sắt đánh học sinh khiến nhiều người lo ngại.

Đừng để bạo lực học đường trở thành thảm hoạ của ngành giáo dục

Lê Thanh Phong |

Bạo lực học đường liên tục xảy ra, có vụ nạn nhân bị đánh tử vong, có vụ nạn nhân bị đánh vỡ sọ, có vụ nạn nhân bị đánh hội đồng, không chỉ nam sinh mà nữ sinh cũng đánh hội đồng bạn học.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau hội đồng: Rất báo động về bạo lực học đường

Vương Trần - Quách Du |

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, nhiều sự việc học sinh đánh nhau ngay trong lớp học, đánh nhau hội đồng lại dấy lên nhiều lo ngại rất đáng báo động về văn hoá ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường.

Liên tiếp những vụ nữ sinh bị đánh: Còn nhiều dạng bạo lực học đường khác

Bảo Hân |

Liên tiếp những vụ nữ sinh bị đánh xảy ra tại Nam Định, TP. Hồ Chí Minh; rồi vụ giáo viên tại Hà Nội dùng thước sắt đánh học sinh khiến nhiều người lo ngại.

Đừng để bạo lực học đường trở thành thảm hoạ của ngành giáo dục

Lê Thanh Phong |

Bạo lực học đường liên tục xảy ra, có vụ nạn nhân bị đánh tử vong, có vụ nạn nhân bị đánh vỡ sọ, có vụ nạn nhân bị đánh hội đồng, không chỉ nam sinh mà nữ sinh cũng đánh hội đồng bạn học.