Không chỉ một lời nói là đủ

Đào Tuấn |

Cách đây ít năm, khi Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư công bố có đến 20% số mẫu thuốc đông y bị trộn lẫn cả cát, ximăng… một giám đốc - lương y đã “ví dụ” về thỏ ty tử, một vị thuốc nam chỉ từ cây dây leo tơ hồng cũng bị làm giả theo cách trộn bột ximăng… cho nó nặng.

Ông nói hai điều thấm thía. Thuốc Việt, người ta bảo chỉ… cỏ lá, cũng đâu có sai. Trong khi các nhà thuốc, các DN dược không thể tự bảo vệ, không có ai bảo vệ khi Nhà nước có mối bận tâm khác là đi… nhăm nhăm rút phép.

Nỗi khổ ở chỗ bị làm giả thương hiệu mà cấm có ai dám kêu, vì sợ rằng trong nỗi hoang mang “cỏ lá giả”, người dân “thấy mặt nhớ tên ông nào là tẩy chay phắt luôn ông ấy… cho tiện”.

Tôi nhớ lại lời than và nỗi khổ ấy khi đọc những chi tiết về cuộc đàm phán TPP hôm qua.

Trong khi Mỹ muốn thời hạn bảo hộ thuốc sinh học 12 hay ít nhất là 8 năm thì Australia muốn chỉ 5 năm, với cái lý: Bảo hộ độc quyền quá lâu chỉ khiến DN dược Mỹ duy trì thế độc quyền, cản trở sản xuất thuốc phiên bản giá rẻ hơn cho bệnh nhân các nước nghèo.

Thời hạn bảo hộ dài liên quan đến các hãng dược - nơi tạo lập sản phẩm bằng nghiên cứu và sáng tạo. Ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, ví dụ tại “biểu tượng của ngành dược Mỹ” Pfizer, chỉ tính riêng đội ngũ các nhà khoa học đã lên tới 13.000 người. Và tất nhiên, liên quan đến “quyền lợi” của các “bệnh nhân người Mỹ”.

Đàm phán nào, thỏa thuận nào thì đầu tiên và trước hết phải vì quyền lợi của DN, của người dân. Bởi nào có quyền lợi quốc gia nào độc lập với quyền lợi DN, quyền lợi người dân? Bởi suy cho cùng, Nhà nước, Chính phủ đúng ra phải chỉ là một bệ đỡ cho DN phát triển.

Cái vai trò ấy ở Việt Nam hôm qua cũng được đương kim Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rất hay, rằng: Nhà nước cần trở thành “bà đỡ” của sự sáng tạo, đầu tư vào sáng tạo của DN để đưa nó vào cuộc sống.

Ông cũng nói, chính quyền phải thay đổi, trở thành “chính quyền phục vụ”, chứ không phải đóng vai người hành hạ để doanh nghiệp chết dần.

Những điều Bộ trưởng Vinh nói đúng về lý thuyết, y như những gì vị lương y kêu trong thực tế. Mới nói tư duy “chính quyền phục vụ” ấy, không phải chỉ ở một bộ trưởng là đủ, không phải chỉ một lời nói ra là đủ.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu của NLĐ nghỉ hưu tháng 2.2023

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng cho lao động mất việc, giảm giờ làm; Chuyến tàu mùa Xuân đưa giấc mơ sum họp của công nhân thành hiện thực; Cách tính lương hưu cho người lao động...

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.