Khó bỏ những cái “hàm”

ANH ĐÀO |

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão chỉ rõ khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động hôm qua: Chúng ta có hàm vụ trưởng, rồi hàm vụ phó, rồi lại cả hàm trưởng phòng... Và những cái “hàm” này chỉ là để “chiều lòng nhau”.

ĐBQH Lê Thanh Vân thì bảo chưa cần phải “chưng cất”, chỉ cần thu hẹp thôi đã có thể giảm được 50% biên chế rồi. Hoá ra, việc tinh giản không khó như người ta tưởng. 

Chỉ ngay sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về một “biên chế ngày càng phình to” với 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập và 2,5 triệu biên chế... dư luận đã có những phản ứng hết sức tích cực với mong muốn một nghị quyết giấy trắng mực đen về câu chuyện tinh giản biên chế, thu hẹp lại các đơn vị nhà nước, và cả sáp nhập nữa, khi rất nhiều đơn vị đang chéo cẳng ngỗng về chức năng nhiệm vụ.

Cũng phải thôi, có hơn 90 triệu dân mà có tới vài triệu biên chế, đóng thuế bao nhiêu thì vừa, sức bao nhiêu cho nổi.

Nhưng vì sao bao nhiêu năm, chỉ thị, nghị quyết nào cũng đặt ra vấn đề tinh giản bộ máy mà số lượng thì cứ phình ra với người hưởng lương càng nhiều, với càng nhiều hơn tình trạng lạm phát cấp phó?

Là bởi chúng ta chỉ tinh giản giả vờ. Là vì giảm một lại sinh một, thậm chí hai, ba. Là do chúng ta “chiều lòng nhau”.

Như chuyện cái “hàm” chẳng hạn. Không ít kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã than phiền, chỉ trích quanh cái chuyện hàm rất vô lý, rất kỳ quặc này. Rồi rút cục vẫn vậy.

Hôm qua, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão nói thẳng: Trước thì làm gì có chuyện hàm. Giờ thì hàm vụ trưởng, hàm vụ phó, rồi cả hàm trưởng phòng. Và đây là hậu quả của sự “tùy tiện” - chữ dùng của ông Vũ Mão.

Nhưng việc phong hàm kia chỉ là một mặt của sự bất cập mà thôi.

Chẳng hạn như các Ban chỉ đạo! Tại sao phải có nó trong khi chúng ta đã có đủ hệ thống đảng, chính quyền từ T.Ư đến cấp xã?

Chẳng hạn đã có thanh tra thì tại sao phải có thêm một bộ máy kiểm tra. Rồi nội vụ và tổ chức...

Phát biểu của Tổng Bí thư cũng như quyết tâm của T.Ư trong việc tinh giản lại bộ máy lần này đang tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất lớn trong dư luận nhân dân. Và những bất cập, chồng chéo, và cả thừa thãi không phải bây giờ mới được nói tới. Vấn đề chỉ là làm thật, tinh giản thật mà thôi.

Và việc đổi mới lần này, nên bắt đầu từ Đảng khi chúng ta đã có chủ trương, và được kiểm nghiệm thực tế qua việc thí điểm ở Quảng Ninh với hiệu quả không thể phủ nhận.

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay Xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Xe dịch vụ nhận khách không xuể dịp Tết

Anh Thư |

Những ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, thăm thân của người dân tăng cao. Đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều lái xe dịch vụ đã chạy xuyên Tết.

Vắng lặng quán ăn, nhộn nhịp hàng cà phê dịp Tết

Hiếu Anh |

Những ngày đầu năm mới Tết Quý Mão 2023, hầu như các quán ăn chưa mở cửa. Thế nhưng, các quán cà phê lại nhộn nhịp khách.

Hàng ngàn người đổ về Thảo Cầm Viên du xuân, trốn nắng ngày mùng 2 Tết

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Mùng 2 Tết, hàng nghìn người dân TPHCM đã đổ về các khu vui chơi để thư giãn, nghỉ mát. Trong số các điểm đến vui chơi hấp dẫn, Thảo Cầm Viên (quận 1) là một trong những nơi luôn thu hút nhiều người. Để trốn nắng gắt nhiều gia đình khi đi chơi còn mang võng, trải bạt giữa Thảo Cầm Viên để nghỉ trưa.

Lập chốt ứng trực trước lượng du khách đông đúc đổ về Phủ Tây Hồ

TÙNG GIANG |

Theo ghi nhận của PV, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão (23.1), các lối vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn có lực lượng chức năng ứng trực, phân luồng để phương tiện lưu thông thuận tiện trước tình trạng người dân đổ về địa điểm này ngày một đông.

Dàn diễn viên chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

NSND Minh Hòa, NSƯT Chí Chung, diễn viên Hà Việt Dũng, Thu Quỳnh,... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Đến phố ông đồ, xin chữ gì đầu năm Quý Mão?

Vương Trần |

Hà Nội - Xuân Quý Mão, những ông đồ lại có dịp được tái ngộ, cùng tham gia cho chữ tại Hội chữ xuân (tổ chức tại Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội) với chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm".

Biến gỗ, đá hoá... mèo

Ghi chép của Giang Thùy Linh |

Nhiều người thường gọi họa sĩ Nguyễn Tấn Phát (TX Sơn Tây- Hà Nội) là nghệ nhân, vì ngoài hội họa, anh suốt ngày đam mê công việc đục đẽo, mài, miết, sơn mấy... khúc gỗ vô tri, biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật.