Khi nào lao động rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh?

ANH ĐÀO |

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ghi nhận sự “dịch chuyển lao động” ở ASEAN với điểm đến là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tới năm ngoái, với mức lương tháng trung bình là 181 USD, Việt Nam vẫn còn được coi là “điểm đến” cho lao động nước ngoài, đứng sau Philippines nhưng vẫn xếp trên Indonesia, Myanmar, Campuchia và Lào (nguồn ILO). Nhưng giờ đây, với mức lương trung bình “bét bảng”, có lẽ ngay cả Campuchia và Lào cũng đang trở thành những điểm đến hứa hẹn cho lao động Việt.

Ở Nghệ An, cứ mỗi đầu năm, báo chí lại ghi nhận cảnh xếp hàng làm thủ tục đi lao động nước ngoài đông nghẹt. Với 13.000 người đi xuất khẩu lao động (số liệu 2016), địa phương này trở thành quán quân cả nước về số người đi lao động. Chỉ kỳ lạ ở chỗ, trong dòng người xếp hàng kia, có không ít lựa chọn điểm đến là Lào.

Câu hỏi tại sao không khó để trả lời.

Những khảo sát về Chỉ số Nhân lực Toàn cầu (TWI) của Cty cung cấp giải pháp nhân lực ManpowerGroup Solutions vừa công bố hôm qua cho hay: Lương bình quân của lao động Việt trong nước thấp hơn 10 lần so với khu vực.

Cụ thể, chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam chỉ đạt 4,6% GDP bình quân. Lương trung bình hằng tháng đạt khoảng 220 USD so với 2.648 USD/tháng của khu vực.

Và trong khi chúng ta vẫn nói năng suất lao động Việt giờ còn thua cả Lào, hay sự so sánh 1 người Singapore bằng 7 người Việt thì hiệu quả của lao động Việt Nam được đánh giá không quá tệ. Cụ thể, hiệu quả là 4,33% so với 4,38% của khu vực, mức độ sẵn sàng về kỹ thuật trong thương mại đạt 3,51% so với 4,92% của khu vực.

Người ta vẫn nói tiền nào của nấy, lao động Việt Nam, bên cạnh điểm yếu năng suất lao động, còn bị hạn chế rất lớn, chẳng hạn chỉ 5% trong 55,92 triệu lao động biết tiếng Anh, hay chỉ 10,4% có kỹ năng chuyên môn. Nhưng chính mức lương bình quân trong nước quá thấp, với so sánh được tính bằng 2 con số cho thấy họ đang quá thiệt thòi so với mức độ lao động. Ở khía cạnh vĩ mô, là một lượng lớn nguồn lực đang được trả giá quá rẻ và lãng phí.

Bán lao động trong nước với giá rẻ để tạo lợi thế thu hút đầu tư trong khi đẩy mạnh xuất khẩu lao động để thu về ngoại tệ là một bài toán kinh tế thuần tuý nhưng bất đắc dĩ, mang tính co kéo đầy tình thế - một thứ tình thế kéo dài hàng chục năm nay.

Và lương bình quân lao động trong nước chỉ được nâng cao, đời sống người lao động được cải thiện (chưa nói đến hai chữ “thụ hưởng”) chừng nào nó không còn được coi là một thông số lợi điểm trong những bài toán kinh tế, chừng nào thôi được coi là một lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. 

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Xuất ngoại qua IDC, lao động Việt Nam vỡ mộng ở Brunei

TÙY VÂN |

Một nhóm lao động ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm đến Cty Cổ phần phát triển Quốc tế IDC có trụ sở tại Hà Nội, để đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, họ bị vỡ mộng ở Brunei, trở về nước và "ôm" khoản nợ lớn. 

Hàng loạt nạn nhân “kêu cứu” vì bị lừa đi xuất khẩu lao động

TRẦN TUẤN - LÂM NGUYÊN |

Đã có 20 người lao động (NLĐ) tại địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ký đơn tập thể “kêu cứu” gửi đến Báo Lao Động về việc bị ông Nguyễn Thành Trung tự xưng là Giám đốc Cty CP Hữu Nghị chi nhánh tại Hà Nội “lừa” nộp tiền để được đưa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản, bởi NLĐ đã nộp tiền nhưng mãi không được xuất cảnh. Đại diện NLĐ cho biết, họ đã phải nộp cho ông Trung với số tiền nhiều tỉ đồng nhưng sau đó ông này đã “lặn” mất tăm khiến họ mất tiền, lâm cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống gần như đang không lối thoát.

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Xuất ngoại qua IDC, lao động Việt Nam vỡ mộng ở Brunei

TÙY VÂN |

Một nhóm lao động ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm đến Cty Cổ phần phát triển Quốc tế IDC có trụ sở tại Hà Nội, để đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, họ bị vỡ mộng ở Brunei, trở về nước và "ôm" khoản nợ lớn. 

Hàng loạt nạn nhân “kêu cứu” vì bị lừa đi xuất khẩu lao động

TRẦN TUẤN - LÂM NGUYÊN |

Đã có 20 người lao động (NLĐ) tại địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ký đơn tập thể “kêu cứu” gửi đến Báo Lao Động về việc bị ông Nguyễn Thành Trung tự xưng là Giám đốc Cty CP Hữu Nghị chi nhánh tại Hà Nội “lừa” nộp tiền để được đưa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản, bởi NLĐ đã nộp tiền nhưng mãi không được xuất cảnh. Đại diện NLĐ cho biết, họ đã phải nộp cho ông Trung với số tiền nhiều tỉ đồng nhưng sau đó ông này đã “lặn” mất tăm khiến họ mất tiền, lâm cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống gần như đang không lối thoát.

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.