Khi giáo sư ca cẩm “xã hội âm tính”, đòi bỏ “tiên học lễ, hậu học văn”

Anh Đào |

Gặp nhau thì chào hỏi! Sai biết nói xin lỗi. Có hiếu với cha mẹ... đó chính là “Lễ”. Vậy thì chúng ta có nên chấm dứt “trồng người”, có nhất thiết phải bỏ “tiên học lễ, hậu học văn”?

Tính thụ động trong giáo dục Việt Nam thể hiện “đậm đặc” qua khái niệm “trồng người,” tính phục tùng “tiên học lễ, hậu học văn” kiềm chế con người sáng tạo. Vì thế không nên tiếp tục sử dụng rộng rãi các quan điểm này - quan điểm của Giáo sư-Viện sĩ-TSKH Trần Ngọc Thêm tại một hội nghị về giáo dục.

Nói thêm, ông là giáo sư (GS) đầu ngành của cả nước về văn hóa học, là tác giả của cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”.

Nhìn nhận của GS khá “sốc”. Chẳng hạn: Xã hội truyền thống Việt Nam là "xã hội âm tính," ưa ổn định nên mục tiêu đào tạo là xây dựng mẫu người thừa hành với căn bệnh thụ động, khép kín, với thói cào bằng, đố kỵ và thói dựa dẫm ỷ lại.

Dẫn chứng về sự “thụ động” là kết quả cuộc khảo sát về triết lý giáo dục với “bệnh thụ động” đứng ở vị trí thứ 4; "thói cào bằng, đố kỵ” đứng thứ sáu; “thói dựa dẫm, ỷ lại” đứng thứ 8.

GS Thêm nói đúng nhiều điều. Theo kết quả điều tra nói trên, cũng đã có tới 77,4% người được hỏi thừa nhận bệnh giả dối đứng vị trí số 1 trong số 15 tật xấu, 73,8% thừa nhận gian lận trong giáo dục đứng vị trí số 3 trong 13 nhược điểm.

“Bệnh” thành tích, “bệnh” phong trào, “bệnh” đối phó… Nhiều bệnh quá và những căn “bệnh nặng” này dẫn đến căn bệnh kinh khủng nhất là “bệnh giả dối”.

GS Thêm nói đúng, đúng lắm!

Nhưng chỉ không đúng ở đề xuất chấm dứt khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, chấm dứt “trồng người”.

Lễ, thật ra là học cách làm người, học các phép tắc ứng xử, điều phân biệt giữa con người và con vật. Lễ, có khi đơn giản là biết gặp nhau thì chào; sai thì xin lỗi… Nhưng “lễ” cũng là cách “thấm” những đạo lý: Có hiếu với cha mẹ, kính trọng thầy cô, những đạo lý nền tảng của bất kỳ xã hội nào.

GS Trần Ngọc Thêm trong sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam” cũng từng nhắc đến nhược điểm “thiếu tính quyết đoán” của người Việt. Và “để tránh phải quyết đoán và đồng thời giữ được sự hoà thuận, không làm mất lòng ai, người Việt rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt, người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất”.

Nay bỏ “tiên học lễ” để chữa bệnh thụ động, thì phải chăng logic sẽ là “hạn chế cười” để khắc phục nhược điểm thiếu quyết đoán? “Lễ” dạy dỗ trẻ con gọi những người dạy mình là thầy, như một đạo lý truyền thống tốt đẹp. Thế thì làm sao mà bỏ, mà chấm dứt, thưa giáo sư?!

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Hải Phòng chỉ đạo sau loạt phản ánh về bạo lực học đường, dạy thêm học thêm

Mai Dung |

UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành văn bản 7311/UBND-VX về việc báo cáo kiểm tra việc báo đăng liên quan đến quản lý dạy thêm học thêm, bạo lực học đường.

Trồng cây, trồng người và văn học sinh thái

Việt Văn |

Khi cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình hứng chịu thiên tai để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đáng quý của dân tộc, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Vì sao năm nay bão lũ, sạt lở đất kinh hoàng như thế?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Hải Phòng chỉ đạo sau loạt phản ánh về bạo lực học đường, dạy thêm học thêm

Mai Dung |

UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành văn bản 7311/UBND-VX về việc báo cáo kiểm tra việc báo đăng liên quan đến quản lý dạy thêm học thêm, bạo lực học đường.

Trồng cây, trồng người và văn học sinh thái

Việt Văn |

Khi cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình hứng chịu thiên tai để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đáng quý của dân tộc, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Vì sao năm nay bão lũ, sạt lở đất kinh hoàng như thế?