Khi các doanh nghiệp đồng loạt kêu cứu: Để tránh hình chữ U

Anh Đào |

Đang có một câu hỏi thời sự được đặt ra: Người lao động bị nghỉ việc vì dịch bệnh COVID-19 thì có đúng luật không? Đằng sau câu hỏi ấy là sự lao đao của các doanh nghiệp (DN), là sự khốn khó của người lao động.

Ngành du lịch đang “ngấm đòn” vì COVID-19. Vietnam Airlines: Hàng loạt chuyến du lịch tới Nhật Bản, tới Hàn Quốc bị hủy bỏ. Khách du lịch Trung Quốc giảm tới đáy. Tình hình “xấu đi gấp đôi”. Máy bay thừa 40 chiếc. Tích lũy 4-5 năm qua coi như về 0.

Cái khó của Vietnam Airlines là một phần trong con số “giảm thu hơn 1 tỉ USD” của các doanh nghiệp vận tải hàng không. Chưa kể, những dự cảm mà Tổng Giám đốc Vietnam Airlines nói một cách đầy hình ảnh: Nếu dịch SARS đồ thị có hình chữ V, tức sau dịch bệnh là nhu cầu tăng nhanh trở lại, thì với COVID-19, nhiều người lo sợ diễn biến theo hình chữ U dài.

Chỉ là khách quan, dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành tại 2 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Sản xuất cũng đang ngưng trệ ở không ít ngành kinh tế. Dệt may chẳng hạn, kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm lần lượt 23,5% và 28,5% với những DN “tê liệt đến 95%”, tất cả đều “đóng băng”.

Ngành khách sạn cũng khủng hoảng chưa từng có mà biểu hiện là những tấm biển “giảm giá đặc biệt 60%”, là nỗi lo phá sản khi “chưa thấy đâu là điểm dừng”, là con số sụt giảm 80-90% từ các trọng điểm du lịch.

Còn nhớ trong một clip gây bão mạng một nữ quản lý khách sạn rơi nước mắt khi buộc phải cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt. Nhận trợ cấp 1,5 triệu đồng/tháng từ sếp tới nhân viên. Tính từng xu để trả tiền điện tiền nước.

Clip ấy cho biết một sự thật: Cho nghỉ việc chính là một biện pháp, dù “hạ sách - mà các doanh nghiệp đang bất đắc dĩ phải áp dụng”.

Trong kiến nghị gửi tới Bộ GTVT, các doanh nghiệp đều kiến nghị nhà nước có chính sách giảm thuế nhiên liệu, bảo vệ môi trường, giảm phí sân bay, bến cảng, giãn thời gian nộp, khoanh nợ, giảm lãi suất...

Đúng. Các doanh nghiệp đang đứng trước thời khắc sinh tử, đang đứng bên bờ vực phá sản. Và đây là lúc họ cần sự giúp đỡ. Không cần phải có một gói tài chính nào hết mà trước hết là một điều chỉnh trong các chính sách thuế, phí.

Ngân sách nhà nước có thể giảm ít nhiều, nhưng nếu sự hỗ trợ ấy kịp thời, doanh nghiệp có thể chống chọi và có niềm tin để tồn tại. doanh nghiệp sống thì người lao động mới không mất việc. doanh nghiệp sống, thì sau dịch mới có thể phục hồi “theo hình chữ V” chứ không phải hình chữ U.

Bởi đằng sau sự sống của doanh nghiệp còn là những nền tảng cho sức mạnh nền kinh tế, còn là cuộc sống của hàng vạn gia đình.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng miễn, giảm lãi vay cho 44.000 khách hàng bị ảnh hưởng vì COVID-19

Lan Hương |

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng nhà nước đang ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Lao động ngành du lịch, ẩm thực trong tình cảnh lao đao

Tùng Giang - Nhiệt Băng |

Dịch COVID-19 hoành hành đã tác động tiêu cực đến nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó ngành Kinh doanh khách sạn, nhà hàng bị tác động nhiều nhất. Đã có hàng loạt khách sạn, nhà hàng do vắng khách phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng, sa thải nhân viên…

Cần chính sách khoan sức doanh nghiệp, khoan thư sức dân

Nhóm PV |

Tháng 2 so với tháng 1.2020, cả nước có 3.630 DN quay trở lại hoạt động (giảm 57,1%); 4.567 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (giảm 61%); 3.841 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 1.186 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 215 DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (giảm 36,6%)... Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lan rộng tại 65 nước và vùng lãnh thổ, khiến các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, hàng không, du lịch và khách sạn thiệt hại nặng. Với điều kiện khó khăn như vậy, các DN và người dân hơn bao giờ hết cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ...

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ngân hàng miễn, giảm lãi vay cho 44.000 khách hàng bị ảnh hưởng vì COVID-19

Lan Hương |

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng nhà nước đang ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Lao động ngành du lịch, ẩm thực trong tình cảnh lao đao

Tùng Giang - Nhiệt Băng |

Dịch COVID-19 hoành hành đã tác động tiêu cực đến nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó ngành Kinh doanh khách sạn, nhà hàng bị tác động nhiều nhất. Đã có hàng loạt khách sạn, nhà hàng do vắng khách phải đóng cửa, hoạt động cầm chừng, sa thải nhân viên…

Cần chính sách khoan sức doanh nghiệp, khoan thư sức dân

Nhóm PV |

Tháng 2 so với tháng 1.2020, cả nước có 3.630 DN quay trở lại hoạt động (giảm 57,1%); 4.567 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (giảm 61%); 3.841 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 1.186 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 215 DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (giảm 36,6%)... Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lan rộng tại 65 nước và vùng lãnh thổ, khiến các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, hàng không, du lịch và khách sạn thiệt hại nặng. Với điều kiện khó khăn như vậy, các DN và người dân hơn bao giờ hết cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ...