Khi Bộ trưởng Y tế tự mình test vaccine

Anh Đào |

Vaccine là virus sống giảm độc lực một sai sót nhỏ sẽ trả giá bằng tính mạng. Câu hỏi đặt ra: Ai sẽ là người thử nghiệm đầu tiên? Bộ trưởng Y tế yêu cầu bác sĩ Nguyên, "cậu hãy uống đi". Tiếp theo, Bộ trưởng tự tay mở lọ thứ hai. Uống hết.

Câu chuyện Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch tự mình test vaccine vừa được báo chí nhắc lại với không ít tự hào.

Đó là năm 1962. Khi Việt Nam lần đầu làm chủ được vaccine bại liệt.

Bác sĩ Nguyên, tác giả của vaccine bại liệt, người uống lọ vaccine đầu tiên trong buổi thử nghiệm chính là bác sĩ Hoàng Thuỷ Nguyên, năm đó mới chỉ ngoài 30 tuổi.

Câu chuyện từ rất xa, rất lâu nhưng đến giờ, nó vẫn chứa đựng niềm tin, và cả tâm thế sẵn sàng hi sinh rất điển hình, thậm chí như một sứ mệnh của những y bác sĩ nữa.

Niềm tin, của tác giả với “đứa con” của mình. Của một tư lệnh ngành, với bác sĩ.

Vẫn phải nhắc lại một lần nữa: Vaccine là virus sống giảm độc lực. Các bước thử nghiệm vaccine có một quy chuẩn cực kỳ chặt chẽ. Khi mà bất cứ một sai sót nào sẽ trả giá bằng tính mạng.

Đêm qua, dư luận bấm like, thả tim điên đảo trước bức ảnh những y bác sĩ, lúc 0h đêm, lên đường chi viện cho vùng dịch. Những chuyến xe đi rất nhanh và không báo trước ngày về. Và vào vùng dịch, có nghĩa là bỏ lại tất cả, để đối mặt với COVID-19.

Hôm kia, là hình ảnh những y bác sĩ như sắp đổ gục sau một đêm trắng tổ chức xét nghiệm cho hàng ngàn công nhân Công ty Poyun Chí Linh, Hải Dương. Là những chiến sĩ rời trường quân sự ra rừng đóng quân, nhường chỗ làm khu vực cách ly.

Họ, đang làm đúng yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Virus lần này nhanh, nhưng chúng ta phải nhanh hơn.

Họ, đang hi sinh mình vì cộng đồng, vì người dân.

Những hi sinh lặng thầm mà chẳng mấy người nói ra.

Nhớ lời một bác sĩ, từng nói thay cho những người đồng nghiệp của mình về động lực khiến họ có thể vượt qua tất cả, để tận tuỵ đến tột cùng, rằng: “Đó là những lời động viên từ cộng đồng”. Đó là sự quan tâm của người dân để họ cảm thấy “đang làm nhiệm vụ của mình trong điều kiện được chăm sóc, được yêu thương”.

Ai cũng được bình an. Ai cũng được về nhà. Họ, chỉ mong ước giản dị có thế thôi đó.

Nhưng muốn điều đó trở thành hiện thực, muốn dịch sẽ hết vào trước Tết Nguyên đán thì chỉ sự hi sinh của các y bác sĩ, của những người lính, của lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm đối mặt với covid thôi là chưa đủ.

Vì nó còn phụ thuộc vào tất cả chúng ta nữa.

Đừng để phải nói “tôi xin lỗi” bằng sự gian dối trong khai báo y tế, bằng việc trốn cách ly, hay vượt biên bất hợp pháp vì bất cứ lý do gì. Bởi đơn giản chúng ta không thể nói xin lỗi trước sự hi sinh được.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Chạy đua với thời gian cùng nỗ lực dập dịch COVID-19

Lê Thanh Phong |

Trong lần cầm quân dập dịch COVID-19 này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng ban Chỉ đạo QG về phòng chống dịch COVID-19 đã đưa giải pháp, đặt mục tiêu: "Virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh hơn nên chúng ta phải có những biện pháp nhanh hơn virus này, nhanh hơn trước đây và quyết tâm phấn đấu 10 ngày sẽ dập tắt dịch. Mốc thời gian được tính từ cuộc họp ngày 28.1."

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, truy vết toàn thị xã Kinh Môn

Thùy Linh |

Sáng sớm 31.1, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hải Dương đã khởi động cuộc truy vết và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng trên địa bàn toàn bộ thị xã Kinh Môn của tỉnh Hải Dương.

Nhận định tình hình dịch COVID-19 hiện nay khi Tết Nguyên đán cận kề

Nhóm PV |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu nhìn nhận tích cực thì việc phát hiện dịch bệnh COVID-19 trước thời điểm Tết Nguyên đán sẽ khiến công tác khoanh vùng dập dịch thuận lợi hơn bởi người dân chưa thực hiện di chuyển, về quê nhiều. Nếu lây lan ngay trong Tết Nguyên đán thì số ca bệnh khả năng sẽ nhiều và khó kiểm soát hơn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chạy đua với thời gian cùng nỗ lực dập dịch COVID-19

Lê Thanh Phong |

Trong lần cầm quân dập dịch COVID-19 này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng ban Chỉ đạo QG về phòng chống dịch COVID-19 đã đưa giải pháp, đặt mục tiêu: "Virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh hơn nên chúng ta phải có những biện pháp nhanh hơn virus này, nhanh hơn trước đây và quyết tâm phấn đấu 10 ngày sẽ dập tắt dịch. Mốc thời gian được tính từ cuộc họp ngày 28.1."

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, truy vết toàn thị xã Kinh Môn

Thùy Linh |

Sáng sớm 31.1, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hải Dương đã khởi động cuộc truy vết và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng trên địa bàn toàn bộ thị xã Kinh Môn của tỉnh Hải Dương.

Nhận định tình hình dịch COVID-19 hiện nay khi Tết Nguyên đán cận kề

Nhóm PV |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu nhìn nhận tích cực thì việc phát hiện dịch bệnh COVID-19 trước thời điểm Tết Nguyên đán sẽ khiến công tác khoanh vùng dập dịch thuận lợi hơn bởi người dân chưa thực hiện di chuyển, về quê nhiều. Nếu lây lan ngay trong Tết Nguyên đán thì số ca bệnh khả năng sẽ nhiều và khó kiểm soát hơn.