Khi bộ trưởng xuống vườn, lội ruộng!

Anh Đào |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng thăm ruộng dứa Cam Lộ, Quảng Trị. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) Nguyễn Xuân Cường thị sát vùng vải Lục Ngạn, Bắc Giang. Điểm chung, cả 2 bộ trưởng đều đội nón cối, xuống tận ruộng, tận vườn, trực tiếp trao đổi với người trồng trọt và trong câu chuyện đều có cái tên Đồng Giao.

Cuộc kiểm tra của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ở vùng dứa Quảng Trị, cái tên Đồng Giao (Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình) xuất hiện như một “lái buôn” lớn với cam kết sẽ thu mua hết 800 tấn dứa trong tổng diện tích 200ha cho bà con. Cái giá là 4.200 đồng/kg.

Và hơn cả một lái buôn, họ có tên trong một thỏa thuận đề án trồng dứa nguyên liệu phục vụ chế biến, một hình thức “tái cơ cấu nông nghiệp”.

Trong chuyến thị sát của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đồng Giao cũng xuất hiện với tuyên bố nức lòng: Cam kết sẽ thu mua 10.000 tấn vải thiều, số lượng lớn hơn rất nhiều lần so với năm ngoái. Và 4 trong số 10 nghìn tấn này hiện đã có hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nhật. Số còn lại, sẽ xuất sang các thị trường Anh, Đức.

Cả dứa, cả vải, và không thiếu những mặt hàng nông sản Việt khác đang có trên kệ siêu thị ở những thị trường lớn nhất, kỹ tính nhất, với những cái giá thật đáng mơ ước: 400 nghìn cho một vỉ 12 quả.

Có nghĩa rằng rau quả Việt đã thực sự có thương hiệu, có uy tín và có một tiềm năng cực lớn về chỗ đứng.

Và 3,5 tỉ USD từ xuất khẩu rau quả, kỷ lục năm 2017, chính là một minh chứng.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Vấn đề chính của nông sản Việt lại vẫn là thị trường. Là sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Sự hạn chế này khiến cho con số 3,5 tỉ chỉ như muối bỏ bể so với một tổng sản lượng khổng lồ.

Cái tên Đồng Giao, cho thấy một điểm, rằng vai trò của doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu (XNK) đã được nhìn thấy rất rõ trong chuỗi giá trị nông sản. Và sự xuất hiện của họ cũng hoàn thành chu trình liên kết “4 nhà” mà chúng ta đang đề cao.

Nhưng cái tên Đồng Giao, xuất hiện trong cả hai cuộc thị sát/ kiểm tra của hai vị Bộ trưởng, cũng cho thấy “nhân tố trung gian”, nhân tố có yếu tố quyết định làm tăng giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu chế biến, chống “được mùa mất giá”, khai thông thị trường XNK cũng lại đang là yếu tố mà nông nghiệp Việt Nam đang thiếu một cách trầm trọng.

Trong cuộc kiểm tra tại Quảng Trị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng cần phát triển thương hiệu, giữ vững chất lượng và uy tín và sớm hình thành vùng nguyên liệu khoảng 1.000 ha để tiến tới xây dựng nhà máy thu mua và chế biến dứa.

Có lẽ, chỉ khi công nghiệp chế biến theo kịp tốc độ phát triển, chúng ta mới có thể xóa bỏ tình trạng ế thừa, mới có thể gia tăng giá trị và nói tới những kỷ lục xuất khẩu. Mà công nghiệp chế biến thì lại trông chờ vào quyết sách của chính các vị bộ trưởng.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thương mại cho nông sản Việt

TRUNG HIẾU |

Tại Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam vừa mở hội thảo chuyên đề Nông nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”. Diễn đàn do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (VPSF) tổ chức, trong thời điểm quả vải Việt Nam chín rộ trên các vùng chuyên canh, có nguy cơ cần “giải cứu”.

“Nếu chúng ta không có các nhà máy chế biến thì giải cứu sẽ tiếp tục quanh năm”

Khánh Vũ |

Đó là khẳng định của TS Trương Gia Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng sáng 5.6.2018, bên lề Diễn đàn kinh tế - ViEF chuyên đề “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”.

Nông sản Việt - không thể mãi chỉ “thương mại thô”

Phong Nguyễn |

Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp có khoảng 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên, chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả. Điều đáng nói là, chuỗi giá trị nông sản đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, trong đó, vấn đề chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được đẩy mạnh trong thời gian sớm nhất.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thương mại cho nông sản Việt

TRUNG HIẾU |

Tại Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam vừa mở hội thảo chuyên đề Nông nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”. Diễn đàn do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (VPSF) tổ chức, trong thời điểm quả vải Việt Nam chín rộ trên các vùng chuyên canh, có nguy cơ cần “giải cứu”.

“Nếu chúng ta không có các nhà máy chế biến thì giải cứu sẽ tiếp tục quanh năm”

Khánh Vũ |

Đó là khẳng định của TS Trương Gia Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng sáng 5.6.2018, bên lề Diễn đàn kinh tế - ViEF chuyên đề “Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt”.

Nông sản Việt - không thể mãi chỉ “thương mại thô”

Phong Nguyễn |

Hiện nay, toàn ngành nông nghiệp có khoảng 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên, chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả. Điều đáng nói là, chuỗi giá trị nông sản đang tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, trong đó, vấn đề chế biến sau thu hoạch để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được đẩy mạnh trong thời gian sớm nhất.