Khấn bằng smartphone và cúng máy tính là "mê tín thời 4.0"

Lê Thanh Phong |

Nhiều sĩ tử Hà Nội mang lễ và cả máy tính, bút viết đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu may trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Báo Lao Động ngày ngày 4.7.2021 có bài "Sĩ tử đội nắng đọc khấn bằng smartphone, cúng máy tính trước kỳ thi tốt nghiệp". Hình ảnh sĩ tử cầu may bằng những bài khấn tìm được trên chiếc điện thoại thông minh, đặt mâm lễ, lâm râm xin xỏ khiến cho chúng ta lo âu về giới trẻ.

Đúng là mê tín thời 4.0, khi con người ta khấn bằng smartphone và đem máy tính đi cúng.

Càng bước vào thế giới hiện đại với những chuyển biến công nghệ cực kỳ thông minh và khoa học kỹ thuật tối tân, thì hình như con người càng mê tín, đó là điều khó có thể lý giải, xin dành cho các nhà nghiên cứu văn hóa, tâm lý xã hội.

Ở lứa tuổi của người viết bài này, thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm đầu thập niên 80-90, không hề thấy hiện tượng đi cúng vái ở chùa chiền miếu mạo, thí sinh đi thi và tin vào năng lực của mình, phụ huynh cũng chỉ động viên, nhắc nhủ con cái chăm chỉ học tập. Nhưng thời buổi mà thiên hạ mở miệng ra là 4.0, lại hành xử rất không văn minh, mê tín dị đoan, có thể nói là mê muội.

Không mê muội sao được khi có những phụ huynh mang giấy báo dự thi đến Văn miếu để cầu nguyện. Và những đứa con, là thế hệ trẻ của thời 4.0, của thế giới phẳng, của "công dân toàn cầu", của "make in Việt Nam", nhưng theo sau cha mẹ cúng vái, đốt nhang và vàng mã để xin thần thánh cho thi đỗ.

Cha mẹ đã dạy cho con cái mê tín dị đoan, không lo học mà lo xin xỏ.

Còn con cái thay vì phản đối lối sống mê tín dị đoan, lại cùng với cha mẹ đi làm cái điều mê muội, mang hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng để "hối lộ" thần linh.

Xin hỏi, nếu các vị thánh thần nhận lễ và cho thi đỗ thì học mà làm gì?

Xin hỏi, nếu đi cúng vái dâng lễ vật mà đỗ vào các trường đại học theo nguyện vọng thì chỗ nào trong trường đại học mà chứa cho đủ?

Xin hỏi, các nước văn minh như Mỹ, Úc, các nước châu Âu, Israel, họ không khấn smartphone, cúng máy tính, đốt vàng mã, tại sao họ giỏi và giàu vậy?

Và còn nữa, thời dịch dã, tránh tập trung đông người để tránh tối đa lây nhiễm.

Và còn nữa, đừng đốt vàng mã, nhang khói nhiều, coi chừng hỏa hoạn.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Sĩ tử đội nắng đọc khấn bằng smartphone, cúng máy tính trước kỳ thi tốt nghiệp

Tùng Giang - Hà Phương |

Trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, nhiều sĩ tử Hà Nội mang lễ và cả máy tính, bút viết đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu may.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Sĩ tử đội nắng đọc khấn bằng smartphone, cúng máy tính trước kỳ thi tốt nghiệp

Tùng Giang - Hà Phương |

Trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, nhiều sĩ tử Hà Nội mang lễ và cả máy tính, bút viết đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu may.