Khách hàng đang bị ăn gian?

Anh Đào |

Thiết kế máy ATM có thể nhả khoảng 30-35 tờ tiền/lần. Nếu, nếu mệnh giá 500 ngàn, mỗi lần có thể rút tối đa 15 triệu đồng. Nhưng với cách giới hạn rút 5 triệu đồng/lần cho giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng/giao dịch ngoại mạng, nhà băng đang bắt chúng ta phải trả gấp 3-5 lần phí giao dịch, cũng chỉ với số tiền 15 triệu đồng.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các ngân hàng cân nhắc việc tăng phí rút tiền vào thời điểm hiện nay.

Đại diện NHNN cho biết, dù các ngân hàng thương mại tăng trong khung biểu phí quy định của NHNN, tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng, có ngân hàng tăng nhưng cũng có ngân hàng không tăng, chứng tỏ thị trường phí rất tốt, và như vậy là có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau.

Chuyện 3 ông lớn trong giới “nhà băng” tăng phí giao dịch, theo Tuổi trẻ, đang ảnh hường trực tiếp đến hơn 38 triệu chủ thẻ, khiến họ phải trả thêm phí cho chính ngân hàng phát hành thẻ, khi đây là thứ phí phổ thông nhất là bất cứ chủ thẻ nào cũng phải chịu.

Có thể, giá trị tuyệt đối của số tiền tăng thêm không lớn (550 đồng), nhưng tỷ lệ tăng lên lại là con số % đáng giật mình: Hơn 50%. Cụ thể, sau khi tăng phí, mỗi giao dịch sẽ ở mức 1.650 đồng. Phí chuyển khoản liên ngân hàng qua E-Mobile Banking cũng tăng lên mức 0,05% số tiền chuyển, tối thiểu là 8.000 đồng mỗi giao dịch.

Động thái của NHNN có thể nói là rất nhanh, chỉ ngay sau khi dư luận bắt đầu nóng lên với chuyện tăng phí, nhưng nếu đó chỉ là “cú phanh” mang tính thời điểm thì vẫn chưa phải là cách giải quyết rốt ráo những khúc mắc.

Bởi bản chất câu chuyện là việc ngân hàng tự ý tăng phí, trong khi hoàn toàn không có thỏa thuận với đối tác lập tài khoản tại ngân hàng như là một thỏa thuận dân sự.

Huống chi, câu chuyện tăng phí đang hàm chứa trong nó quá nhiều bất cập. Ở chỗ lý do tăng phí là “lỗ”, là giá vốn một giao dịch rút tiền lên tới 9 ngàn đồng- có nghĩa là phía nhà băng đang bắt khách hàng phải san sẻ, phải bù đắp sau khi đã hút được họ về phía mình. Chưa kể một số ngân hàng tính cả phí sẽ theo số tiền chuyển thay vì theo đầu giao dịch, khiến khách hàng thiệt hại rất lớn.

Chẳng hạn theo thiết kế, máy ATM có thể nhả khoảng 30-35 tờ tiền/lần. Nếu, nếu mệnh giá 500 ngàn, mỗi lần có thể rút tối đa 15 triệu đồng. Nhưng với cách giới hạn rút 5 triệu đồng/lần cho giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng/giao dịch ngoại mạng, nhà băng đang bắt chúng ta phải trả gấp 3-5 lần phí giao dịch, cũng chỉ với số tiền 15 triệu đồng.

Đó có phải là “ăn gian” của khách hàng, với mục đích duy nhất là bắt họ phải trả nhiều phí hơn?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thu phí dịch vụ ngân hàng - Liệu có đang thả lỏng quá mức?

TUỆ NHI (ghi) |

Hiện nay, việc các ngân hàng tăng nhiều khoản phí giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử đã gây ra những phản ứng gay gắt từ phía khách hàng. Liệu có cần ban hành một quy định mới về chính sách điều chỉnh phí dịch vụ của các ngân hàng? TS Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này.

Ngân hàng Việt chưa “mặn mà” phát triển ngân hàng số

Lan Hương |

Trước đây các ngân hàng chiếm vị trí độc tôn trên thị trường tài chính. Ngày nay làn sóng xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) với ưu điểm nhanh, chi phí giao dịch thấp khiến các ngân hàng buộc phải chuyển mình theo hướng “ngân hàng số”. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 10-40% doanh thu và 20-60% lợi nhuận của ngân hàng bán lẻ đang bị Fintech đe doạ trong 10 năm tới. Ông Phạm Anh Tuấn - Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - đã có cuộc trò chuyện với báo chí về những khó khăn trong việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay.

Thị trường E-Banking - Miễn phí giao dịch tạo lên lợi thế dẫn đầu

PV |

E-Banking (Ngân hàng trực tuyến) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách sống hiện đại của các gia đình trẻ. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ các lợi ích của E-Banking, cũng như lo ngại việc tính phí giao dịch. Trong bối cảnh ấy, cuộc chạy đua của các ngân hàng cung cấp dịch vụ E-Banking cho khách hàng dẫn đến lợi thế cạnh tranh về tiết kiệm chi phí và các giá trị cộng thêm mang lại cho cuộc sống

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thu phí dịch vụ ngân hàng - Liệu có đang thả lỏng quá mức?

TUỆ NHI (ghi) |

Hiện nay, việc các ngân hàng tăng nhiều khoản phí giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử đã gây ra những phản ứng gay gắt từ phía khách hàng. Liệu có cần ban hành một quy định mới về chính sách điều chỉnh phí dịch vụ của các ngân hàng? TS Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này.

Ngân hàng Việt chưa “mặn mà” phát triển ngân hàng số

Lan Hương |

Trước đây các ngân hàng chiếm vị trí độc tôn trên thị trường tài chính. Ngày nay làn sóng xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) với ưu điểm nhanh, chi phí giao dịch thấp khiến các ngân hàng buộc phải chuyển mình theo hướng “ngân hàng số”. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 10-40% doanh thu và 20-60% lợi nhuận của ngân hàng bán lẻ đang bị Fintech đe doạ trong 10 năm tới. Ông Phạm Anh Tuấn - Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - đã có cuộc trò chuyện với báo chí về những khó khăn trong việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay.

Thị trường E-Banking - Miễn phí giao dịch tạo lên lợi thế dẫn đầu

PV |

E-Banking (Ngân hàng trực tuyến) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách sống hiện đại của các gia đình trẻ. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ các lợi ích của E-Banking, cũng như lo ngại việc tính phí giao dịch. Trong bối cảnh ấy, cuộc chạy đua của các ngân hàng cung cấp dịch vụ E-Banking cho khách hàng dẫn đến lợi thế cạnh tranh về tiết kiệm chi phí và các giá trị cộng thêm mang lại cho cuộc sống