Internet liên tục sự cố và nhà mạng thì “xin thông cảm”

Anh Đào |

Mạng Internet “chậm như một con rùa” khi có đến 4/5 cáp quang cùng bị “cá mập cắn”. Trong khi đó, nhà mạng vẫn thu cước phí không thiếu một đồng, không bồi thường dù chỉ một xu.

Tuyến cáp quang APG bị sự cố trên nhánh S6 suốt từ ngày 26.12... năm ngoái. Tới 21.1.2023, nhánh S9 hướng đi Singapore tiếp tục bị lỗi.

2 tháng, 2 lần bị “cá mập cắn”, với một tuyến cáp quá quan trọng với dung lượng và sự ổn định của đường truyền Internet.

Tới tối 4.2, tuyến cáp này mới có kế hoạch, và là kế hoạch sửa chữa dự kiến, cũng chỉ trên nhánh S6. Còn thời gian sửa chữa là từ 23.3 đến 27.3.

Tuyến cáp IA (Liên Á), bị sự cố suốt từ 24.11.2022 làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore- thì cùng với 2 tuyến bị sự cố là AAG và AAE-1 đều... chưa hề có thông báo kế hoạch sửa chữa. Cho dù tuyến AAE-1 bị sự cố suốt từ ngày 24.11.2022.

Sự cố, xảy ra đồng thời với 4/5 tuyến cáp quang biển đã khiến việc truy cập Internet quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Bởi tuyến SMW3, tuyến duy nhất còn chưa bị “cá mập cắn” thì lại là tuyến đã “lên lão”, dung lượng khả dụng rất thấp và hầu như không đóng góp nhiều cho đường truyền Internet đi quốc tế của Việt Nam.

Tin không vui là từ giờ đến ít nhất cuối tháng 3, mạng Internet tiếp tục ở vào tình trạng “chậm như một con rùa”.

Chúng ta là một trong những quốc gia nói nhiều nhất đến cách mạng 4.0. Nhưng đến giờ, mới chỉ có 7 tuyến cáp quang, trong đó có 2 tuyến đang xây dựng. Tức là cứ 14 triệu dân mới có một tuyến cáp quang. Trong khi Singapore có 30 tuyến, Malaysia 22 tuyến.

Vừa ít, trong khi mỗi năm xảy ra bình quân 10 lần đứt cáp, mỗi lần lại kéo dài một đến vài tháng. Sự cố đúng là “đến hẹn là đứt”.

Tình trạng sự cố liên tục tại các tuyến cáp quang đang thật sự đặt ra vấn đề xây dựng mới và đa dạng hoá cáp quang biển, cả về số lượng cũng như hướng tuyến, trạm cập bờ thì mới có thể khắc phục được trong tương lai tình trạng mạng Internet liên tục “đứng hình”. Bởi nói như ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam: Internet giờ không còn được coi là dịch vụ viễn thông, mà đã là thành phần quan trọng của hạ tầng kinh tế số”.

Chúng ta đã đầu tư rất lớn, và rất đúng vào đường cao tốc, vào hạ tầng giao thông, thì cũng không thể bỏ qua xa lộ Internet, không thể bỏ qua hạ tầng kinh tế số.

Riêng sự cố lần này, đã đành là việc “bất khả kháng”. Nhưng với việc Internet đứng hình, chậm như một con rùa mà nhà mạng không đền bù cho khách hàng dù chỉ 1 xu thì đó có phải là công bằng?

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Khổ sở vì mạng chậm khi 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt

Vân Trường |

Đường truyền mạng chậm thời gian qua khiến nhiều người dùng bị ảnh hưởng công việc, giải trí. Trong khi đó, 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt chưa được khắc phục.

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt sẽ được khắc phục thế nào?

Vân Trường |

Trong khi nhánh S6 của tuyến cáp APG đã có kế hoạch sửa chữa thì hiện các nhà mạng chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố đối với 3 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang bị đứt là AAG, AAE-1 và Liên Á,

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt, nhà mạng Việt Nam ứng phó thế nào?

Vân Trường |

Song song với việc thực hiện phương án ứng cứu, các nhà mạng Việt Nam cho biết, đang tích cực làm việc với các đơn vị quản lý cáp quang biển quốc tế để nhanh chóng xử lý sự cố trên các tuyến cáp quang biển bị đứt.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Hà Nội thúc tiến độ xây dựng, cải tạo hàng loạt công viên lớn

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các công viên hiện có, Hà Nội cũng triển khai xây dựng, thúc tiến độ các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân, tăng diện tích cây xanh đô thị.

Khổ sở vì mạng chậm khi 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt

Vân Trường |

Đường truyền mạng chậm thời gian qua khiến nhiều người dùng bị ảnh hưởng công việc, giải trí. Trong khi đó, 4 tuyến cáp quang biển cùng đứt chưa được khắc phục.

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt sẽ được khắc phục thế nào?

Vân Trường |

Trong khi nhánh S6 của tuyến cáp APG đã có kế hoạch sửa chữa thì hiện các nhà mạng chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố đối với 3 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang bị đứt là AAG, AAE-1 và Liên Á,

4 tuyến cáp quang biển cùng đứt, nhà mạng Việt Nam ứng phó thế nào?

Vân Trường |

Song song với việc thực hiện phương án ứng cứu, các nhà mạng Việt Nam cho biết, đang tích cực làm việc với các đơn vị quản lý cáp quang biển quốc tế để nhanh chóng xử lý sự cố trên các tuyến cáp quang biển bị đứt.