Hoặc bị “siết cổ” hoặc tung ảnh sex lên mạng

Đào Tuấn |

Lãi suất 1.000%. Và khi các nạn nhân/con nợ không hoặc chưa kịp trả nợ thì các chủ nợ không từ thủ đoạn nào, kể cả việc ghép mặt vào những tấm hình sex để bôi nhọ.

Không ngày nào là báo chí không đăng tải những lời kêu cứu của các con nợ đã chót dính vào vay nặng lãi qua app.

Một chị A, vay 1 triệu đồng; thực nhận 900 nghìn đồng, phải trả là 1,3 triệu đồng trong 1 tuần. Lãi suất, tính ra, lên tới 44,4%/tuần.

Anh B, với món nợ 200 triệu đồng, không còn cách nào khác ngoài cái chết của chính mình.

Lãi suất 1.000%. Con số được đưa ra sau khi Công an TPHCM triệt phá đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng vay tiền (app) trên điện thoại do người Trung Quốc cầm đầu. Và không thể nói khác: Đó là một lãi suất không thể trả nổi. Đó là một lãi suất “cắt cổ”.

60.000 người đã vay khoảng 100 tỉ đồng, kể từ tháng 4.2019. Và vay, ngay cả khi lãi suất lên đến hơn 1.000%/năm.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao vẫn có người vay, dù với lãi suất “siết cổ”, dù  việc cho vay nặng lãi liên tục được cảnh báo.

Câu trả lời là những nhu cầu mang tính cấp bách. Câu trả lời còn là chuyện vay đảo nợ, vay app để trả lãi ngân hàng, vay app này để trả app kia. Và câu trả lời là những chữ “tưởng” rất lớn khiến cho số nạn nhân không giới hạn chỉ ở con số “hàng trăm ngàn”.

Và, những vấn đề xã hội xuất hiện nóng bỏng khi các nạn nhân bị đòi nợ không từ một thủ đoạn nào, từ việc gọi điện đến tất cả những người thân nhận mỗi ngày 200 cú điện thoại đòi tiền. Cả việc khủng bố bằng cách ghép mặt con nợ với những bức ảnh sex để bêu riếu khắp nơi.

Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group có lần khẳng định, có đến 60 - 70 doanh nghiệp (DN) Trung Quốc vào Việt Nam lập DN và thuê người Việt đứng tên để cho vay online. Mà “bản chất là cho vay nặng lãi”.

Hậu quả, không chỉ nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp, mà còn là vấn đề an ninh tài chính.

Trong phiên thảo luận trước Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ vừa có phát biểu gây bão. Rằng: “Không có doanh nghiệp nào mà người lao động chủ yếu là xăm trổ, ba trợn ba trạo, công cụ lao động là dao kiếm, thủ đoạn là vũ lực”.

Dịch vụ kinh doanh đòi nợ được bổ sung vào danh mục cấm trong Luật Đầu tư sửa đổi sẽ được Quốc hội quyết định ngày 15.6 tới.

Nhưng việc khai tử dịch vụ đòi nợ chưa phải là cái gốc của vấn đề. Cái gốc, phải là việc cho vay với lãi suất cắt cổ, phải là những cái app đang gây bất ổn xã hội cần phải được xóa bỏ ngay lập tức.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Vay tiền qua app: Nhiều app đột ngột ngưng hoạt động và ngưng giải ngân

Huân Cao |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài "Vay tiền qua app", nhiều ứng dụng (app) cho vay tiền đột ngột ngưng hoạt động, ngưng giải ngân mới, thay đổi tên miền và chỉ tập trung thu hồi nợ.

Kinh tế 24h: Bị truy bức đến tự tử do vay tiền qua app

THANH BÌNH |

Tiếp tục đà tăng, giá vàng tiến sát 49 triệu đồng/lượng; Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử; Vì sao Soya Garden được Shark Thuỷ đầu tư hơn 100 tỉ đóng cửa hàng loạt?... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Vay tiền qua app: Cuộc sống bế tắc của công nhân vì lãi chồng lãi

Đặng Luân |

"Lãi mẹ đẻ lãi con", cả gia đình bị khủng bố điện thoại, đăng ảnh vu khống trên mạng xã hội, thậm chí chưa vay tiền đã bị đòi nợ là nỗi khổ của những nạn nhân vay tiền qua app (ứng dụng trên thiết bị di động).

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Ngăn chặn cho vay qua app: Siết chặt và đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Cẩm Hà |

Các hoạt động cho vay bùng nổ qua mạng xã hội và qua các app vay tiền vừa bị triệt phá gần đây như Vaytocdo, Moreloan, VD online được coi là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, ngay từ rất sớm đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với người dân khi tiếp cận các kênh tài chính này.

Có ngăn được app cho vay nặng lãi lấy thông tin để bôi xấu gây áp lực?

Thế Lâm |

Tình trạng nhiều người vay tiền qua app sau đó bị các app cho vay nặng lãi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của họ tung lên Facebook, Zalo và gửi cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… bôi xấu để gây áp lực trả nợ đang diễn ra khá phổ biến. Đây là hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác bị pháp luật nghiêm cấm.

Vay tiền qua app: Thêm nạn nhân ở Đà Nẵng “cầu cứu”

THUỲ TRANG |

Sau loạt bài phản ánh về việc “Vay tiền qua app” bị biến tướng thành tín dụng đen, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo và “cầu cứu” của nạn nhân tại Đà Nẵng.

Nóng nhất 24h: Lí giải chiêu trò "lãi suất 0 đồng" của vay tiền qua app

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Lí giải chiêu trò "lãi suất 0 đồng" của vay tiền qua app; Vỡ đập Đầm Thìn - Phú Thọ, nhiều hộ dân sơ tán khẩn cấp... là những tin tức đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà giải thích vì sao vay tiền qua app "hút" người trẻ

Việt Dũng |

Các đối tượng rao cho vay tiền qua app – ứng dụng trực tuyến - với lãi suất 0 đồng, thấp… để thu hút những người trẻ, song thực tế khách hàng phải “mướt mồ hôi” trả nợ.

Vay tiền qua app: Nhiều app đột ngột ngưng hoạt động và ngưng giải ngân

Huân Cao |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài "Vay tiền qua app", nhiều ứng dụng (app) cho vay tiền đột ngột ngưng hoạt động, ngưng giải ngân mới, thay đổi tên miền và chỉ tập trung thu hồi nợ.

Kinh tế 24h: Bị truy bức đến tự tử do vay tiền qua app

THANH BÌNH |

Tiếp tục đà tăng, giá vàng tiến sát 49 triệu đồng/lượng; Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử; Vì sao Soya Garden được Shark Thuỷ đầu tư hơn 100 tỉ đóng cửa hàng loạt?... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Vay tiền qua app: Cuộc sống bế tắc của công nhân vì lãi chồng lãi

Đặng Luân |

"Lãi mẹ đẻ lãi con", cả gia đình bị khủng bố điện thoại, đăng ảnh vu khống trên mạng xã hội, thậm chí chưa vay tiền đã bị đòi nợ là nỗi khổ của những nạn nhân vay tiền qua app (ứng dụng trên thiết bị di động).

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Ngăn chặn cho vay qua app: Siết chặt và đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Cẩm Hà |

Các hoạt động cho vay bùng nổ qua mạng xã hội và qua các app vay tiền vừa bị triệt phá gần đây như Vaytocdo, Moreloan, VD online được coi là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, ngay từ rất sớm đã cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn đối với người dân khi tiếp cận các kênh tài chính này.

Có ngăn được app cho vay nặng lãi lấy thông tin để bôi xấu gây áp lực?

Thế Lâm |

Tình trạng nhiều người vay tiền qua app sau đó bị các app cho vay nặng lãi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của họ tung lên Facebook, Zalo và gửi cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp… bôi xấu để gây áp lực trả nợ đang diễn ra khá phổ biến. Đây là hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác bị pháp luật nghiêm cấm.

Vay tiền qua app: Thêm nạn nhân ở Đà Nẵng “cầu cứu”

THUỲ TRANG |

Sau loạt bài phản ánh về việc “Vay tiền qua app” bị biến tướng thành tín dụng đen, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn thư tố cáo và “cầu cứu” của nạn nhân tại Đà Nẵng.

Nóng nhất 24h: Lí giải chiêu trò "lãi suất 0 đồng" của vay tiền qua app

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Lí giải chiêu trò "lãi suất 0 đồng" của vay tiền qua app; Vỡ đập Đầm Thìn - Phú Thọ, nhiều hộ dân sơ tán khẩn cấp... là những tin tức đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà giải thích vì sao vay tiền qua app "hút" người trẻ

Việt Dũng |

Các đối tượng rao cho vay tiền qua app – ứng dụng trực tuyến - với lãi suất 0 đồng, thấp… để thu hút những người trẻ, song thực tế khách hàng phải “mướt mồ hôi” trả nợ.