Hỗ trợ tiền: Đừng để người dân "bỏ cuộc" vì thủ tục rườm rà, cứng nhắc

Linh Anh |

Chính phủ đã ra các Nghị định, Nghị quyết để hỗ trợ người dân, mới nhất là Nghị quyết 86 ngày 6.8 về những giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Thế nhưng có một thực tế là ở nhiều nơi "trên lỏng, dưới chặt" khiến không ít người dân phải "bỏ cuộc" vì thủ tục rườm rà, cứng nhắc.

Nghị quyết 86/NQ-CP ghi rõ về việc thực hiện gói hỗ trợ là "Thường xuyên rà soát cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để tiếp tục mở rộng hoặc điều chỉnh phù hợp" và "giảm tối đa các thủ tục hành chính để thực hiện nhiệm vụ này".

Ngay tại Hà Nội, chính sách hỗ trợ người lao động tự do đã được triển khai nhưng khi làm thủ tục, không ít người "hoa mắt chóng mặt" khi phải đáp ứng các thủ tục, điều kiện để nhận khoản tiền 1,5 triệu đồng.

Ngoài đơn đề nghị, người dân phải photo hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Nếu là tạm trú phải khai tiếp một bản nữa để mang về nơi đăng ký thường trú để xác nhận không hưởng hỗ trợ.

Đây là quy định khó bởi nhiều người tạm trú Hà Nội không thể về quê xin xác nhận "do giãn cách" nên buộc phải "bỏ cuộc".

Hoặc là lao động tự do, có đủ giấy tờ nhưng vẫn không nhận được hỗ trợ "không phải là đối tượng".

"Năm nay tôi đi đăng ký trợ cấp, trưởng thôn bảo làm nghề điều hòa điện lạnh tự do không có trong danh sách được hưởng trợ cấp. Thà miễn phí 1-2 triệu tiền điện cho mỗi nhà còn hơn"- anh Hoàng Minh Trung ở Thanh Oai, Hà Nội, chia sẻ.

Việc kiểm soát chặt chẽ chính là để không sót lọt đối tượng và cũng tránh trường hợp một người nhận trợ cấp nhiều lần, trục lợi chính sách. Nhưng sự cứng nhắc trong việc xác định đối tượng đã khiến nhiều nhóm bị bỏ rơi.

Chẳng hạn, theo hướng dẫn tại nhiều phường ở Hà Nội quy định chỉ có 6 nhóm lao động tự do được nhận hỗ trợ. Vì thế, những đối tượng làm nghề điều hòa điện lạnh tự do như anh Trung ở trên đã không được hỗ trợ dù khó khăn không kém những đối tượng khác.

Tinh thần Nghị quyết 86 rất rõ: Phải bám sát thực tế để mở rộng và điều chỉnh phù hợp. Việc cứng nhắc trong xác định đối tượng khiến một lượng không nhỏ người lao động tự do không thể tiếp cận hỗ trợ.

Báo cáo mới nhất của Bộ LĐTB-XH: Việc hỗ trợ tiền mặt đã triển khai được 1 triệu lao động với hơn 1.300 tỉ đồng. Con số này còn thấp khi Nghị định 68 đã triển khai được gần 45 ngày.

Đăng ký hỗ trợ qua phần mềm, dùng hệ thống dữ liệu dân cư để xác nhận là giải pháp nhằm giảm thủ tục hành chính, thời gian đi lại của người dân nhằm tăng tốc triển khai các gói hỗ trợ.

Và quan trọng là tăng cường hậu kiểm để tránh trục lợi chính sách và có chế tài thật nặng đối với cá nhân, địa phương kê khai sai đối tượng, có dấu hiệu trục lợi chính sách.

Tinh thần của Chính phủ tại Nghị quyết 86 cũng như suốt quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ là nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; người dân, doanh nghiệp hưởng ứng thật và được thụ hưởng thật các thành quả.

Đừng để trên thông, dưới tắc. Người dân "bỏ cuộc", "đứng ngoài" gói hỗ trợ vì thủ tục rườm rà và quy định cứng nhắc chính là lỗi của chính quyền địa phương.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương thống nhất hỗ trợ 500.000 đồng cho NLĐ khó khăn đang ở trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Chính quyền tỉnh Bình Dương vừa bàn bạc và thống nhất hỗ trợ 500.000 đồng mỗi người lao động khó khăn đang ở trọ.

Đề xuất khẩn giải pháp quản lý, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe F0 cách ly tại nhà

Thanh Chân |

Ngày 12.8, Sở Y tế TPHCM có tờ trình khẩn gửi đến UBND TPHCM về việc quản lý, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Vụ mập mờ hỗ trợ NLĐ ở Đồng Nai: 2 trường hợp đã hưởng chế độ đúng quy định

MINH CHÂU |

Liên quan đến phản ánh tình trạng “râu ông nọ cắm càm bà kia” trong việc chi gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19, tối 12.8, ông Lê Văn Tiếp - Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã có trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Bình Dương thống nhất hỗ trợ 500.000 đồng cho NLĐ khó khăn đang ở trọ

ĐÌNH TRỌNG |

Chính quyền tỉnh Bình Dương vừa bàn bạc và thống nhất hỗ trợ 500.000 đồng mỗi người lao động khó khăn đang ở trọ.

Đề xuất khẩn giải pháp quản lý, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe F0 cách ly tại nhà

Thanh Chân |

Ngày 12.8, Sở Y tế TPHCM có tờ trình khẩn gửi đến UBND TPHCM về việc quản lý, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Vụ mập mờ hỗ trợ NLĐ ở Đồng Nai: 2 trường hợp đã hưởng chế độ đúng quy định

MINH CHÂU |

Liên quan đến phản ánh tình trạng “râu ông nọ cắm càm bà kia” trong việc chi gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19, tối 12.8, ông Lê Văn Tiếp - Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã có trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.