Hình thành không gian cho đổi mới, khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo

Lê Thanh Phong |

3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, Standard & Poor’s Global Ratings (S&P) và Fitch thông báo nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia khống chế được dịch COVID-19, nhưng thế giới không chỉ ghi nhận điều đó, mà bị hấp dẫn bởi các điểm sáng kinh tế, từ thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh đến xuất khẩu hàng hóa. S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.

Rất cám ơn sự đánh giá khách quan về triển vọng kinh tế Việt Nam của các tổ chức trên, từ "ổn định" lên "tích cực" là cơ sở để tăng thêm niềm tin của các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam.

Nhưng Việt Nam không nói về mình, không cho đó là thành tích mà là một việc phải làm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Thành tựu của một nền kinh tế không phải chỉ từ một vài thành tích mang tính tạm thời, ngắn hạn, mà sự phát triển bền vững, xây dựng một nền kinh tế có thực lực, một quốc gia công nghệ nằm trong tốp đầu của cuộc đua 4.0. Và đây sẽ là thử thách mang tính toàn cầu, nhưng lại mang đến hy vọng cho mỗi quốc gia.

Các tổ chức xếp hạng giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên tích cực dựa trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Nhưng chúng ta phải tỉnh táo để xác định rằng, đại dịch rồi cũng qua, khi thế giới hồi phục sau khủng hoảng, cuộc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế thì sự "quay trở lại" của họ sẽ rất mạnh mẽ, đặc biệt là những nước đã "phổ cập" được vaccine, sẵn sàng mở cửa sớm để làm ăn.

Việt Nam vẫn tự tin để tiếp tục vươn lên, tham gia vào sân chơi của các nền kinh tế đẳng cấp. Niềm tin vào sự thành công dựa trên các giá trị đã được xác lập, đó là một đất nước ổn định, an toàn, an ninh.

Giá trị đã và sẽ tiếp tục tạo ra, tiếp tục hoàn thiện, đó là cải cách thể chế, tạo ra các sản phẩm chính sách có chất lượng cao, làm nền tảng cho phát triển, hình thành không gian cho đổi mới, khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo.

Không có không gian cho tự do sáng tạo và đổi mới thì không vượt lên được.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam

Lan Hương |

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s, S&P và Fitch đều là các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.

Báo chí quốc tế: Triển vọng tích cực về tốc độ phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2021

Hải Anh |

Tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được đánh giá cao, hiện dẫn đầu 4 nền kinh tế mới nổi trong ASEAN, với xuất khẩu và sản xuất đã vượt mức trước đại dịch.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam

Lan Hương |

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s, S&P và Fitch đều là các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.

Báo chí quốc tế: Triển vọng tích cực về tốc độ phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2021

Hải Anh |

Tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được đánh giá cao, hiện dẫn đầu 4 nền kinh tế mới nổi trong ASEAN, với xuất khẩu và sản xuất đã vượt mức trước đại dịch.