Hãy tiếp sức bảo vệ rừng Tây Nguyên khỏi bị tàn phá

Lê Thanh Phong |

Rừng Tây Nguyên - Đắk Nông, Đắk Lắk - bị tàn phá, đất rừng bị lấn chiếm từng ngày. Nguyên nhân của thực trạng này là lực lượng bảo vệ rừng không đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Chọn lựa cái nghề giữ rừng không dễ, ở lại được với rừng, giữ được cái nghề càng khó khăn hơn. Chỉ với người làm công tác bảo vệ rừng mới hiểu được điều này.

Đa số cán bộ kiểm lâm, nhân viên bảo vệ rừng sống xa nhà, ngày đêm lặn lội trong rừng.  Công việc như vậy nên họ không có điều kiện gần gũi với vợ con, dẫn đến những mất mát, đổ vỡ.

Thu nhập của người lao động bảo vệ rừng quá thấp. Mức lương cố định, hợp đồng bảo vệ rừng chuyên trách có bằng đại học khoảng 4,6 triệu đồng/tháng; cao đẳng, trung cấp khoảng 4,2 triệu đồng/tháng; lao động phổ thông khoảng 3,9 triệu đồng/tháng. Ngoài lương, mỗi người còn được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng tiền xăng xe để đi tuần tra rừng.

Với mức lương "ăn cám, giữ vàng", những người lao động giữ rừng đối diện với quá nhiều nguy hiểm. Nhiều người bị lâm tặc tấn công, hành hung, nhắn tin khủng bố, đe dọa. Lâm tặc liều mạng, coi thường pháp luật, cho nên cái mạng của người giữ rừng mong manh lắm.

Cái mạng mong manh không chỉ vì lưỡi dao hay mã tấu của lâm tặc, mà còn vì rừng thiêng nước độc, lũ quét, sạt lở đất.

Mong manh hơn nữa là lằn ranh "thiện, ác". Sự cám dỗ của vật chất sẽ biến cán bộ giữ rừng thành tay chân của lâm tặc. Để mất rừng cũng có nguy cơ tù tội, "nối giáo cho lâm tặc" cũng khó thoát cửa tù.

Lực lượng mỏng, trang bị chống lâm tặc cũng "mỏng", nên rừng bị tàn phá từng ngày. Kiểm lâm chịu nhiều tai tiếng.

Người có trách nhiệm không an lòng khi rừng bị tàn phá, người có lòng tự trọng không để xã hội xem mình như "lâm tặc", nên họ nộp đơn xin nghỉ việc. Nói họ "đầu hàng" cũng đúng, nhưng nói họ không được đối xử công bằng nên nghỉ việc cũng chẳng sai.

Từ năm 2016 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã giải quyết đơn xin nghỉ việc, chuyển công tác cho 48 người. Không chỉ lực lượng kiểm lâm, 2 Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn và Đức Hòa, 3 năm qua đã có đến 37 lượt nhân viên bảo vệ rừng xin nghỉ việc.

Cũng từ năm 2016 đến nay, Đắk Lắk có 4 công chức kiểm lâm xin nghỉ việc, 7 công chức chuyển công tác, 43 công chức xin nghỉ hưu trước tuổi và 3 công chức xin từ chức, xuống chức.

Cán bộ, công chức kiểm lâm cho đến người lao động giữ rừng "đầu hàng" có phải do họ hèn yếu không, hay do thiếu chế độ đãi ngộ và điều kiện công tác an toàn.

Đi làm thì phải có thu nhập đủ sống, bảo vệ rừng thì họ phải được bảo vệ. Thiếu hai điều kiện căn bản đó, sẽ không giữ chân được người giữ rừng.

Rừng bị tàn phá hằng ngày, nếu không có chính sách phù hợp để chăm lo và bảo vệ lực lượng giữ rừng phù hợp thì sẽ đến lúc không còn rừng để giữ.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: Nguy cơ mất rừng, cần sớm thêm chính sách

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Việc thiếu hụt nhân lực đang khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn. Nguy cơ  mất rừng luôn hiện hữu khi tình trạng vi phạm lâm luật ở Tây Nguyên vẫn đang diễn biến phức tạp. Các cấp ngành cần sớm cải tổ chế độ chính sách quản lý, bảo vệ rừng, mới mong giữ chân cán bộ ngành lâm nghiệp hiện tại và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực.

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: Rừng mất, cán bộ xin… “hàng”

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Rừng ở Tây Nguyên liên tục bị “xẻ thịt”, đất đai bị lấn chiếm chưa bao giờ có hồi kết. Trong bối cảnh rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng thì lại xuất hiện làn sóng cán bộ cốt cán của ngành lâm nghiệp xin nghỉ việc hàng loạt. Như vậy, bên cạnh nỗi lo mất rừng, các cấp ngành lại đang đứng trước nỗi lo mất cán bộ quản lý bảo vệ rừng.

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: "Ăn cám" để "giữ vàng!"

Phan Tuấn |

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính cùng với hơn 100 nhà lãnh đạo các các quốc gia vừa thông qua tuyên bố chung của các nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Việt Nam cũng cam kết cùng thế giới, ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030... Tuy nhiên, rừng ở Đắk Nông, Đắk Lắk đang bị đe dọa bị đánh mất từng ngày.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: Nguy cơ mất rừng, cần sớm thêm chính sách

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Việc thiếu hụt nhân lực đang khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn. Nguy cơ  mất rừng luôn hiện hữu khi tình trạng vi phạm lâm luật ở Tây Nguyên vẫn đang diễn biến phức tạp. Các cấp ngành cần sớm cải tổ chế độ chính sách quản lý, bảo vệ rừng, mới mong giữ chân cán bộ ngành lâm nghiệp hiện tại và tuyển dụng thêm nguồn nhân lực.

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: Rừng mất, cán bộ xin… “hàng”

Phan Tuấn |

Đắk Nông, Đắk Lắk - Rừng ở Tây Nguyên liên tục bị “xẻ thịt”, đất đai bị lấn chiếm chưa bao giờ có hồi kết. Trong bối cảnh rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng thì lại xuất hiện làn sóng cán bộ cốt cán của ngành lâm nghiệp xin nghỉ việc hàng loạt. Như vậy, bên cạnh nỗi lo mất rừng, các cấp ngành lại đang đứng trước nỗi lo mất cán bộ quản lý bảo vệ rừng.

Góc khuất giữ rừng ở Tây Nguyên: "Ăn cám" để "giữ vàng!"

Phan Tuấn |

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính cùng với hơn 100 nhà lãnh đạo các các quốc gia vừa thông qua tuyên bố chung của các nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Việt Nam cũng cam kết cùng thế giới, ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030... Tuy nhiên, rừng ở Đắk Nông, Đắk Lắk đang bị đe dọa bị đánh mất từng ngày.