Hai câu hỏi gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Lê Thanh Phong |

Nếu chỉ rà soát trong hai ngày và với các thành viên của hội đồng cũ thì chỉ là hình thức.

Sau sự kiện phong giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 tăng đột biến và dư luận lên tiếng phản biện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo rà soát để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của các chức danh. Thủ tướng đã lắng nghe tiếng nói phản biện từ cộng đồng và chỉ đạo của Thủ tướng là rất kịp thời và cần thiết.

Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã chỉ đạo, và xin được hỏi Bộ trưởng 2 câu:

1. Bộ trưởng yêu cầu Thường trực Hội đồng chức danh giáo sư, liên ngành tổ chức rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo chất lượng xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo quy định hiện hành trước ngày 18.2.

Từ ngày Bộ trưởng chỉ đạo đến ngày 18.2 có 9 ngày, trừ 2 ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật là 10 -11.2, và quy định nghỉ Tết Mậu Tuất từ 14.2.2018 - 20.2.2018 dương lịch (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch).

Có nghĩa là chỉ còn làm việc 2 ngày 12 và 13.2, liệu trong 2 ngày hội đồng có thể rà soát "kỹ lưỡng" hồ sơ của 1.226 GS, PGS được phong năm 2017 hay không? 

Bộ trưởng cũng không thể bắt buộc các thành viên trong hội đồng đi làm việc ngày nghỉ, ngày Tết Nguyên đán vì vi phạm luật, các thành viên của hội đồng cũng có quyền từ chối không nhận nhiệm vụ. Chẳng lẽ ngày tết lại đi làm việc.

Kể cả đủ 9 ngày thì cũng không thể rà soát nghiêm túc.

2. Những người rà soát hồ sơ cũng chính là những người trong Hội đồng đã từng xét và công nhận hồ sơ của 1.226 vị GS và PGS này, vậy thì liệu kết luận rà soát của họ có khách quan hay không?

Nếu như họ không công nhận một vị GS hay PGS nào, thì chẳng lẽ họ thừa nhận quyết định trước đó của họ là sai.

Cho nên, với tư cách Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, đúng ra Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời đề xuất hai việc.

Một là kéo dài thời gian rà soát phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ là kiểm tra đánh giá lại tiêu chuẩn của 1.226 hồ sơ của GS và PGS.

Hai là thành lập một hội đồng rà soát, không gồm những thành viên trong hội đồng cũ để đảm bảo tính khách quan, khoa học của kết luận.

Nếu không thực hiện như vậy, thì với thời gian 2 ngày và với các thành viên của Hội đồng cũ, thì công việc rà soát chỉ là hình thức.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Rà soát lại chức danh giáo sư, phó giáo sư: Ai dám nhận mình sai?

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ trưởng Bộ GDĐT - Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa yêu cầu Thường trực Hội đồng Chức danh GS ngành, liên ngành tổ chức rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên chức danh PGS, GS năm 2017. Nếu phát hiện trường hợp ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ cương quyết không công nhận. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và thành viên hội đồng chức danh ngành cho rằng ai dám tự nhận mình sai và sẽ lại... đúng quy trình.

Soi lại chất lượng giáo sư, phó giáo sư: Sao lại vừa đá bóng, vừa thổi còi?

BÌNH NGUYÊN |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành tự tổ chức rà soát lại chất lượng GS, phó giáo sư (PGS) sẽ khó “ra vấn đề” bởi sẽ đều đúng quy trình vì "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo “nóng” rà soát chất lượng GS, PGS theo yêu cầu của Thủ tướng

HUYÊN NGUYỄN |

Trước yêu cầu ra soát chất lượng GS, PGS của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa có chỉ đạo “nóng” về vấn đề này.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Rà soát lại chức danh giáo sư, phó giáo sư: Ai dám nhận mình sai?

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ trưởng Bộ GDĐT - Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa yêu cầu Thường trực Hội đồng Chức danh GS ngành, liên ngành tổ chức rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên chức danh PGS, GS năm 2017. Nếu phát hiện trường hợp ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ cương quyết không công nhận. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và thành viên hội đồng chức danh ngành cho rằng ai dám tự nhận mình sai và sẽ lại... đúng quy trình.

Soi lại chất lượng giáo sư, phó giáo sư: Sao lại vừa đá bóng, vừa thổi còi?

BÌNH NGUYÊN |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư (GS) nhà nước Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Thường trực Hội đồng chức danh GS ngành, liên ngành tự tổ chức rà soát lại chất lượng GS, phó giáo sư (PGS) sẽ khó “ra vấn đề” bởi sẽ đều đúng quy trình vì "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo “nóng” rà soát chất lượng GS, PGS theo yêu cầu của Thủ tướng

HUYÊN NGUYỄN |

Trước yêu cầu ra soát chất lượng GS, PGS của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa có chỉ đạo “nóng” về vấn đề này.