Giáo dục Việt Nam không thể đi ngược chiều với thế giới

Lê Thanh Phong |

Đã là giáo dục phổ thông, nhà nước phải lo để học sinh phổ thông được học ngày 2 buổi thuận lợi. Chúng ta không được quên nguyên lý đã là giáo dục phổ thông thì phải bình đẳng về cơ hội. Chúng ta vẫn còn tình trạng thi vào đầu cấp rất kịch liệt. Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ý kiến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020.

Phải nói thêm rằng, đề cao trường chuyên lớp chọn là đi ngược lại với thế giới văn minh, với các nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến.

Chính trường chuyên lớp chọn tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục phổ thông, thậm chí nó làm xáo trộn trong chuyện thi cử đầu vào bao năm nay. Ngành giáo dục sát hạch chọn ra các em học sinh giỏi để tuyển chọn và ưu tiên luyện “gà nòi”, “gà chọi”. Xét diện rộng là bất bình đẳng với các học sinh khác, nhưng suy nghĩ kỹ hơn, sẽ thấy bất công ngay chính với các em được chọn.

Bất công vì các em bị người lớn biến thành “chuột bạch” để thí nghiệm cho việc tạo ra những loại thành tích mà người lớn ảo tưởng. Thầy cô thì tìm kiếm thành tích, cha mẹ thì muốn nở mày nở mặt vì con mình là học sinh trường chuyên.

Giáo dục triền miên trong cơn bệnh thành tích, thầy cô giáo coi việc luyện thi, điểm cao là mục đích, phụ huynh hoang tưởng con mình sẽ trở thành “thiên tài” khi được vào trường chuyên lớp chọn. Thế là cả xã hội mất bình tĩnh chạy theo những giá trị ảo, thành tích ảo. Từ đó, sinh ra việc chạy trường, chạy lớp, tiêu cực nảy sinh, nhà trường thành cái chợ vì nhiều người muốn kiếm cho con cái ghế trong trường chuyên lớp chọn.

Đi ngược với thế giới tiến bộ không phải là đi chậm, mà là đi về phía lạc hậu, đó mới là nguy hiểm. Vậy thì chúng ta phải quay lại, đi cùng chiều với thế giới văn minh, nhưng phải đi nhanh để bắt kịp những giá trị, những chuẩn mực của giáo dục mà nhân loại đang theo đuổi.

Chúng ta luôn nói đến hội nhập quốc tế, nhưng hội nhập những gì, hội nhập như thế nào mới là vấn đề cần nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả.

Một lĩnh vực cần hội nhập nhanh chính là giáo dục, để tạo ra một thế hệ trẻ có trình độ công dân toàn cầu, Việt Nam có được nguồn nhân lực có trình độ và tầm tư duy nhân loại.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, mỗi người cần phải biết 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và ngôn ngữ lập trình. Đồng thời kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa 3 thứ tiếng này vào môn học bắt buộc. Đây chính là đi cùng chiều với giáo dục thế giới.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nhiều chính sách quan trọng về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020

Bích Hà |

Trẻ mẫu giáo là con công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ 160.000 đồng/tháng; Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng; giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp... là những chính sách liên quan đến giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020.

Giáo dục 24/7: 4 học sinh thiệt mạng do mưa bão

Tuấn Anh - Minh Quang |

Tin tức giáo dục mới nhất ngày 1.11: Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11; nhiều tỉnh xin bổ sung chỉ tiêu giáo viên;...

Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới

Linh Chi |

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với xu thế của thế giới.

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo... Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Giáo dục 24/7: Tỉ lệ chọi lớp 6 trường chuyên lớp chọn cao đến mức nào?

Nhóm PV |

Cuộc đua căng thẳng của học sinh thi lớp 6 vào trường chuyên, lớp chọn; Nhiều ý kiến trái chiều về mô hình trường chuyên; Thi tốt nghiệp THPT: Liệu còn hiện tượng “mưa” điểm 10?...  sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 22.6 của Báo Lao Động.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Nhiều chính sách quan trọng về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020

Bích Hà |

Trẻ mẫu giáo là con công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ 160.000 đồng/tháng; Sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng; giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp... là những chính sách liên quan đến giáo dục có hiệu lực từ tháng 11.2020.

Giáo dục 24/7: 4 học sinh thiệt mạng do mưa bão

Tuấn Anh - Minh Quang |

Tin tức giáo dục mới nhất ngày 1.11: Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11; nhiều tỉnh xin bổ sung chỉ tiêu giáo viên;...

Đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới

Linh Chi |

Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với xu thế của thế giới.

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo... Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Giáo dục 24/7: Tỉ lệ chọi lớp 6 trường chuyên lớp chọn cao đến mức nào?

Nhóm PV |

Cuộc đua căng thẳng của học sinh thi lớp 6 vào trường chuyên, lớp chọn; Nhiều ý kiến trái chiều về mô hình trường chuyên; Thi tốt nghiệp THPT: Liệu còn hiện tượng “mưa” điểm 10?...  sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 22.6 của Báo Lao Động.