Giám đốc “bẩn”, trưởng khoa “bẩn”

Anh Đào |

Cái nhà vệ sinh, không chỉ là cái nhà vệ sinh, mà ở khía cạnh nào đó, nó còn là bộ mặt của ngành y tế.

"Một nhà vệ sinh chuẩn thì nền phải khô, sạch, có khăn/thảm chùi chân, khu bồn cầu phải có giấy và thùng rác, có lavabo, gương và xà bông, nhưng không phải xà bông cục vì với bệnh viện thì xà bông cục sẽ bẩn, nếu lịch sự thì có thêm máy sấy khô tay"- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra định nghĩa về một nhà WC bệnh viện, sau khi Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Nguyễn Thanh Hà nhiều lần không nói rõ được mô hình này, theo Tuổi trẻ.

Và Bộ trưởng chốt hạ: Nhà vệ sinh bệnh viện bẩn tức là giám đốc bẩn, trưởng khoa bẩn!'

Có thể nói, không ít lần nữ bộ trưởng tỏ ra kiên quyết với câu chuyện nhà WC bệnh viện, kể cả việc ràng buộc trách nhiệm với đích danh giám đốc bệnh viện.

Nhớ trong báo cáo Chỉ số hài lòng, do Cục Quản lý khám chữa bệnh và Mạng lưới Sáng kiến Việt Nam thực hiện, tiêu chí Nhà vệ sinh bệnh viện có chỉ số hài lòng người bệnh thấp nhất (3,58/5). Cho dù đã có 80% nhà vệ sinh được Bộ Y tế cho là đã đạt yêu cầu, nhưng vẫn còn 18% chỉ đạt mức 1,2, tức là không chỉ thiếu các dụng cụ vệ sinh và còn rất bẩn thỉu hôi hám.

Thậm chí, có những bệnh viện nhà vệ sinh hỏng không sử dụng được. Cũng không ít phổ biến là nhà vệ sinh bị... khóa cửa. Và điều này là không thể chấp nhận trong một môi trường về nguyên tắc là nơi phải tránh tối đa vi trùng vi khuẩn.

Mà việc giữ một cái nhà vệ sinh sạch sẽ đâu có gì là khó khăn! Đâu có tốn kém quá nhiều tiền! Đâu có bất khả thi để phải nhắc đi nhắc lại từ năm này qua năm khác.

Cái nhà vệ sinh, không chỉ là cái nhà vệ sinh, mà ở khía cạnh nào đó, nó còn là bộ mặt của ngành y tế. Và việc chê trách “giám đốc bẩn, trưởng khoa bẩn” hay việc ràng buộc trách nhiệm với người lãnh đạo đang cho thấy quyết tâm của Bộ trưởng Tiến. Nói cụ thể, những cái nhà vệ sinh phải sạch sẽ, nhưng lớn hơn, là thái độ phục vụ của ngành y tế với người bệnh.

Hôm rồi, có bệnh nhân thắc mắc rằng tại sao lại có sự phân biệt đối xử ngay cả ở khía cạnh... nhà vệ sinh? Tại sao lại có nhà vệ sinh riêng cho nhân viên y tế, nhà vệ sinh cho bệnh nhân? Rằng: Nhân viên y tế là con người còn bệnh nhân chẳng lẽ không phải là con người?

Có lẽ, những cái nhà vệ sinh bệnh viện sạch sẽ, việc đầu tiên các bệnh viện cần làm là bỏ đi sự phân biệt nhà vệ sinh nhân viên y tế/ nhà vệ sinh bệnh nhân. Có lẽ, đường dây nóng Bộ Y tế cần có kênh tiếp nhận những bức ảnh mà bệnh nhân chụp trực tiếp từ bệnh viện. Và có lẽ, cần phải có đích danh một ông “giám đốc bẩn” làm gương.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân phàn nàn nhất về thời gian chờ khám và nhà vệ sinh

THÙY LINH |

Không chỉ người bệnh, người nhà bệnh nhân mà cả cán bộ y tế cũng “choáng váng” vì mức độ phản cảm khó chấp nhận của nhà vệ sinh ở các bệnh viện (BV) hiện nay. Đây cũng là nội dung nóng tại hội nghị “Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh và cải thiện nhà vệ sinh BV” do Bộ Y tế tổ chức ngày 18.5.

Chờ khám- "đặc sản không ai muốn thử" tại các bệnh viện

Thùy Linh |

Tại hội nghị "Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh và cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện (BV)" do Bộ Y tế tổ chức ngày 18.5, những thông tin được đưa ra cho thấy không chỉ nhà vệ sinh, chờ khám quá lâu cũng trở thành "đặc sản không ai muốn thử" tại các BV hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nhà vệ sinh bốc mùi, kết luận lãnh đạo bệnh viện đó ở bẩn

Thùy Linh |

79% ý kiến hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh, còn hơn 20% chưa hài lòng, chủ yếu nhất là do nhà vệ sinh bệnh viện bẩn, bốc mùi, sau đó là vấn đề thời gian chờ khám quá lâu.

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Con ơi, nhớ lấy mùng ba Tết thầy!

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Dân Hà Nội không đội mũ bảo hiểm, vô tư kẹp ba, kẹp bốn ngày mùng 3 Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mùng 3 Tết tại Hà Nội nhiều người dân vô tư không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, kẹp bốn khi đi du Xuân.

Góc nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023

ANH HUY |

Mặc dù thị trường bất động sản đang có nhiều khó khăn nhưng không ít chuyên gia cho rằng, một số yếu tố nền tảng của Việt Nam đang được giữ ở mức tốt, tiêu chuẩn sống cao hơn. Tất cả đã và đang là điểm sáng để kỳ vọng vào thị trường bất động sản thời gian tới.

Bệnh nhân phàn nàn nhất về thời gian chờ khám và nhà vệ sinh

THÙY LINH |

Không chỉ người bệnh, người nhà bệnh nhân mà cả cán bộ y tế cũng “choáng váng” vì mức độ phản cảm khó chấp nhận của nhà vệ sinh ở các bệnh viện (BV) hiện nay. Đây cũng là nội dung nóng tại hội nghị “Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh và cải thiện nhà vệ sinh BV” do Bộ Y tế tổ chức ngày 18.5.

Chờ khám- "đặc sản không ai muốn thử" tại các bệnh viện

Thùy Linh |

Tại hội nghị "Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh và cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện (BV)" do Bộ Y tế tổ chức ngày 18.5, những thông tin được đưa ra cho thấy không chỉ nhà vệ sinh, chờ khám quá lâu cũng trở thành "đặc sản không ai muốn thử" tại các BV hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nhà vệ sinh bốc mùi, kết luận lãnh đạo bệnh viện đó ở bẩn

Thùy Linh |

79% ý kiến hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh, còn hơn 20% chưa hài lòng, chủ yếu nhất là do nhà vệ sinh bệnh viện bẩn, bốc mùi, sau đó là vấn đề thời gian chờ khám quá lâu.