Giảm 13 khâu trung gian: nan giải nhưng phải có lời giải

Anh Đào |

Vì sao giá một kg tôm ở Sóc Trăng chỉ 80 ngàn nhưng lên đến TP HCM lại tới 400 ngàn? Vì trung gian. Nông sản xuất khẩu còn kinh khủng hơn: 13 khâu trung gian.

13 khâu trung gian để cây trái Việt Nam đến được người tiêu dùng Trung Quốc là tính đếm của bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico - tại hội thảo "Chuyển đổi số và liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp" hôm 21.12 trong khuôn khổ diễn đàn Mekong Connect 2020.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời bà Thực nói trung gian khiến “bao nhiêu khó khăn, rủi ro… tất cả đều đẩy đến người "gánh" chịu cuối cùng là nông dân, nhất là rủi ro về giá bán.

Nữ doanh nhân mang tên Thành Thực cũng thẳng thắn rằng: Cho đến giờ này, đối với Việt Nam thì hầu như tất cả, trong đó, có một phần doanh nghiệp của bà đều làm thuê cho Trung Quốc. “Bởi, thương lái Trung Quốc mua đến từng chành, vựa và đấy là một sự thật chúng ta phải chấp nhận”.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Đó là một sự thật. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2019, kim ngạch thương mại nông lâm thuỷ sản giữa hai nước đạt 15,7 tỉ USD. 10 tháng năm nay, bất chấp khó khăn từ dịch bệnh, kim ngạch song phương vẫn đạt 11,2 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 8,3 tỉ USD.

Thương lái Trung Quốc mua đến từng chành, vựa cũng là một sự thật. Dẫu là sự thật ấy vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, vừa tạo ra trong thực tế những khủng hoảng, những dồn cục ùn ứ như từng xảy ra với vô số các loại nông sản từ khoai, hành, tỏi, ớt tới… heo.

Còn một sự thật lớn hơn là sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường đang chiếm 60-70% tổng giá trị xuất khẩu trái cây; 30% tỷ trọng xuất khẩu cá tra; 90,8% thị phần xuất khẩu mì; 12,6% thị phần điều; 76,2% thị phần cao su.

Cứ mỗi khi thị trường đấy “hắt hơi” là chúng ta phát sốt.

Và giờ, đến sự thật 13 khâu trung gian.

Với tới 13 khâu trung gian ấy thì nông dân còn lại gì ngoài khó khăn, rủi ro…?! Còn người tiêu dùng, phải mua rất đắt đỏ mà muốn mua rẻ chỉ có cách “lên tivi mà mua”.

Hồi giá thịt heo lên cơn sốt, chính Thủ tướng đã nhìn thấy sự bất hợp lý trong việc tổ chức khâu trung gian và ông đặt ra yêu cầu: Cần quản lý tốt khâu trung gian, kiểm soát chi phí của từng khâu để tiếp tục giảm giá thịt lợn.

Khâu trung gian là yếu tố chính đẩy giá thịt heo cao đến mức chính người nông dân cũng sững sờ.

Khâu trung gian khiến giá một kg tôm ở Sóc Trăng chỉ 80 ngàn nhưng lên đến TP HCM lại tới 400 ngàn.

Dĩ nhiên, một nền kinh tế thị trường không thể không nói đến vai trò của khâu trung gian trong lưu thông. Và cũng phải ghi nhận những bà con tiểu thương- những khâu trung gian làm ăn chân chính. Nhưng với 13 khâu trung gian trong xuất khẩu nông sản này có lẽ cần được làm rõ. Nhiều khâu vừa “ăn“ trên đầu nông dân, vừa móc trong túi người tiêu dùng. Trong số đó không thể không nói đến bữa ăn của hàng chục triệu công nhân và người lao động ngày càng teo tóp bởi cái hệ quả phải gánh chi phí quá vô lý của cả chục khâu trung gian này.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Khâu trung gian khiến giá thịt lợn tới người tiêu dùng vẫn rất cao

Phong Nguyễn |

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt, nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã đưa giá lợn hơi xuống mức 75.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn bán lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn cao hơn từ 40.000-70.000 đồng/kg so với mức giá “chuẩn”.

Áp lực ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới đã giảm

Vũ Long |

Đến chiều 27.2, số lượng xe chở hàng hóa, nông sản ùn ứ tại cửa khẩu đã giảm xuống còn khoảng 440 xe, trong khi ngày trước đó, số xe chở hàng hóa bị tồn lên đến 650 xe. Thủ tục thông quan đang được cải thiện.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Khâu trung gian khiến giá thịt lợn tới người tiêu dùng vẫn rất cao

Phong Nguyễn |

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt, nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã đưa giá lợn hơi xuống mức 75.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn bán lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn cao hơn từ 40.000-70.000 đồng/kg so với mức giá “chuẩn”.

Áp lực ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu biên giới đã giảm

Vũ Long |

Đến chiều 27.2, số lượng xe chở hàng hóa, nông sản ùn ứ tại cửa khẩu đã giảm xuống còn khoảng 440 xe, trong khi ngày trước đó, số xe chở hàng hóa bị tồn lên đến 650 xe. Thủ tục thông quan đang được cải thiện.