Giá trị kép từ Nhiệt điện Thái Bình 2: Dự án tỉ USD từng suýt bị bán sắt vụn

Hoàng Lâm |

12 năm tròn, kể từ khi khởi công, nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã chính thức được khánh thành.

Niềm vui không chỉ là câu chuyện Thái Bình 2 sẽ cung cấp khoảng 7 tỉ KWh điện cho cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc khi mùa hè đang đến mà còn là vấn đề hồi sinh một dự án tỉ USD đã có lúc tưởng chừng đi vào ngõ cụt.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC. Dự án bị đội vốn 11.000 tỉ, tức là từ tổng mức đầu tư ban đầu 31.000 tỉ nhưng sau 2 lần điều chỉnh đã tăng lên trên 42.000 tỉ. Đến thời điểm 2019, dự án đã tiến hành giải ngân 32.000 tỉ đồng và có nguy cơ bị dừng hẳn do thiếu vốn và vấn đề pháp lý.

Và con số đưa ra khiến nhiều người giật mình: Mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi ngân hàng tới 6 tỉ đồng.

Đó cũng là khi cả PVN và Bộ Công Thương phải đối mặt với bài toán cực khó: Tiếp tục đầu tư vào Thái Bình 2 hay xoá sổ để bán... sắt vụn? Nếu dừng thì mất trắng 32.000 tỉ đã giải ngân, nếu tiếp tục thì phải rót vào thêm 10.000 tỉ nữa trong khi các ngân hàng đã ngừng cho vay từ 2018. Và quan trọng là ai sẽ là người chịu trách nhiệm khoản tiền tương đương 2 tỉ USD nếu dự án không phát huy hiệu quả?

Nếu thực sự muốn thì người ta sẽ tìm cách, còn nếu không muốn thì người ta sẽ tìm lý do.

Cuối cùng thì Chính phủ bật đèn xanh: Phải tìm cách để làm bằng được Thái Bình 2 sau khi cân nhắc giữa nguy cơ thiếu điện và khoản tiền 10.000 tỉ đồng bù vào để hoàn thành dự án còn rẻ hơn nếu không có 7 tỉ KWh mỗi năm, tương đương hơn 30.000 tỉ đồng.

Khi dự lễ khánh thành dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào sáng 27.4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc vượt qua bao khó khăn dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoàn thành "được người, được việc, được của, được tổ chức, được lòng dân".

Bài học lớn nhất rút ra là phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết; nghiên cứu đầu tư kỹ lưỡng, tôn trọng khách quan, không đội vốn, không mất cán bộ, không lãng phí; dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, nhất là trong lúc khó khăn.

Giá trị thực tế của dự án Thái Bình 2 không chỉ nằm ở dòng điện hoà lưới điện quốc gia phục vụ người dân, xã hội mà còn là làn gió thắp lên hy vọng cho những dự án cũng từng gặp khó khăn, bế tắc cũng như những dự án sẽ triển khai khác.

Dự án cũng là một minh chứng cho giá trị từ yếu tố con người: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới thì việc khó mấy cũng về đích và thành công.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

TRUNG DU |

Ngày 27.4, tại xã Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Sau khi đưa vào vận hành, hàng năm, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỉ đồng/năm.

Kinh tế 24h: Than tồn kho quá thấp; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 chưa hết vướng mắc

Khương Duy |

Than tồn kho của TKV thấp kỷ lục; Lãi suất ngân hàng cao nhất tháng 1.2023; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý vướng mắc tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý vướng mắc tại dự án NMNĐ Thái Bình 2

Cường Ngô |

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo quy định.

"Biệt đội" xe ôm chèo kéo, giành giật khách của xe điện ở hội Đền Hùng

Nhóm PV |

Phú Thọ - Lễ hội Đền Hùng năm nay dự kiến đón khoảng 6 triệu lượt khách đến tham quan và đi lễ. Vì lượng khách đông nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ đưa đón tăng cao. Cũng từ đây, hiện tượng chèo kéo, giành khách giữa các xe điện và xe ôm diễn ra phổ biến.

Vụ lập nhóm đi chiếm đất kênh rạch: Buộc tháo dỡ trụ bê tông và hàng rào

Nhóm PV |

TP Hồ Chí Minh - Liên quan đến vụ "lập nhóm đi chiếm đất kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh", cơ quan chức năng đã mời các đối tượng lên làm việc và buộc phải tháo dỡ trụ bê tông và hàng rào dựng trái phép lấn chiếm đất kênh rạch.

Hà Nội: Ngang nhiên dừng xe đón khách trên đường dẫn vào cao tốc

NHÓM PV |

Chiều 28.4, nhiều xe khách ngang nhiên đón khách ngay lối vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Gửi tiền SCB: Khách hàng bị "bẫy" bảo hiểm Manulife là sản phẩm tặng kèm

THUỲ DƯƠNG - ĐINH THIỆN |

Từ một người nhiều năm không kiếm ra tiền, sức khoẻ yếu do nhiễm trùng đường thở bẩm sinh anh Nguyễn Hải Long (Đống Đa, Hà Nội) bỗng trở thành ông chủ kinh doanh nước giải khát tại nhà với thu nhập 70 triệu đồng 1 tháng trong hợp đồng  "bẫy" kí với Manulife khi mang tiền đến SCB gửi tiết kiệm. Khi thắc mắc về những thông tin trong bảo hiểm, nhân viên tư vấn còn giải thích đây chỉ là một món quà tặng kèm, không cần quan tâm nhiều đến thông tin.

Các chủ tàu du lịch vịnh Hạ Long than vì liên tục đón các đoàn kiểm tra

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tại cuộc gặp mặt giữa cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chiều nay (28.4), đại diện Chi hội tàu du lịch Hạ Long cho biết, các chủ tàu liên tục đón các đoàn kiểm tra và nhiều nội dung kiểm tra trùng nhau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

TRUNG DU |

Ngày 27.4, tại xã Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Sau khi đưa vào vận hành, hàng năm, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỉ đồng/năm.

Kinh tế 24h: Than tồn kho quá thấp; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 chưa hết vướng mắc

Khương Duy |

Than tồn kho của TKV thấp kỷ lục; Lãi suất ngân hàng cao nhất tháng 1.2023; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý vướng mắc tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý vướng mắc tại dự án NMNĐ Thái Bình 2

Cường Ngô |

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các cơ quan liên quan nghiên cứu giải quyết kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo quy định.