Giá sách giáo khoa - không thể cứ “thả nổi”

Hoàng Lâm |

Sách giáo khoa là mặt hàng quan trọng, thiết yếu nhưng vài năm trở lại đây, mỗi dịp chuẩn bị cho năm học mới giá sách giáo khoa tăng chóng mặt tạo gánh nặng cho phụ huynh, học sinh.

Theo danh mục sách giáo khoa mới bắt đầu sử dụng trong các trường từ năm 2023-2024 theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 4, 8, 11
thì một bộ sách có giá cao nhất lên đến trên 400.000 đồng, tăng từ 2-3 lần so với giá trước đó.
Không phải chuyện mới, bởi năm ngoái giá cao nhất cho bộ sách giáo khoa khối lớp 3,7,10 đã trên 300.000 đồng, chưa bao gồm sách cho bộ môn tiếng Anh.
Nói về chuyện sách giáo khoa tăng bất thường, ngay tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra lời giải thích là “sách mới có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn sách cũ” và một yếu tố nữa là “xã hội hoá”.
Lời giải thích thoạt nghe thì có vẻ hợp lí nhưng cũng có ý kiến cho rằng, điều quan trọng nhất của sách giáo khoa là nội dung chất lượng, sự chuẩn mực chứ không phải “giấy tốt, in đẹp”. Mặt khác, việc mỗi năm thay một bộ nên vòng đời sách giáo khoa ngắn. Hơn nữa, vì là mặt hàng thiết yếu, có độ phủ cao, giá sách giáo khoa cần phù hợp với mức sống chung. Giá sách tăng mạnh sẽ trở thành gánh nặng với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo.
Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng đã nói rất thẳng thắn: “Sách giáo khoa là dịch vụ thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp, không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, nhà nước cần phải quản lí giá, định giá, thậm chí phải trợ giá”.
Rõ ràng một mặt hàng quan trọng như sách giáo khoa không thể muốn tăng bao nhiêu thì tăng chỉ vì mục đích lợi nhuận.
Luật Giá hiện hành chưa đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước quản lí về giá. Bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất đưa sách giáo khoa vào mặt hàng được Nhà nước quản lí giá. Trong dự án Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính cũng đã đề nghị bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tối đa, các Nhà xuất bản (NXB) định giá cụ thể.
Phải có giá trần với sách giáo khoa bởi lẽ, dù đã cố gắng xã hội hoá nhưng số lượng các đơn vị tham gia làm sách hiện nay còn hạn chế dẫn đến nguy cơ “độc quyền hoá” để nâng giá bán.
Trong khi chờ Luật Giá có những thay đổi, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp hạ giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số.
Có như vậy, câu chuyện giá sách giáo khoa mới không trở thành nỗi bức xúc khi chuẩn bị cho con vào năm học mới.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải chỉ rõ trách nhiệm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các đánh giá về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải được định lượng cụ thể, chỉ rõ đâu là tồn tại, hạn chế và đâu là vi phạm, sai phạm, trách nhiệm cụ thể như thế nào, từ đó xác định đúng, trúng những việc phải làm sau chuyên đề giám sát.

NXB Giáo dục Việt Nam công bố giá sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11

Bích Hà |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện kê khai giá bán lẻ các bộ sách giáo khoa mới với Cục Quản lí Giá - Bộ Tài chính và công khai giá sách đến học sinh, phụ huynh theo quy định.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói về thông tin 79% sách giáo khoa được in trước đấu thầu

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, số lượng in 79% trong báo cáo của Bộ GDĐT là số liệu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để lựa chọn nhà thầu, không phải con số sách giáo khoa đã in trước khi đấu thầu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương sẽ biên soạn một bộ sách giáo khoa

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn khẳng định, hiện nay chưa có chủ trương về việc Bộ GDĐT sẽ biên soạn bộ sách giáo khoa.

Cần có khung giá sách giáo khoa để tránh cạnh tranh không lành mạnh

Vân Trang |

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tổng chủ biên bộ sách Cánh Diều - cho rằng việc định giá sách giáo khoa cần có khung giá để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh.

Người dân Hà Nội đi xin từng xô nước ăn suốt 2 tháng

KHÁNH AN |

Suốt 2 tháng nay, tình trạng mất nước sạch tại Hoài Đức (Hà Nội) vẫn chưa được khắc phục, nhiều hộ dân phải mua từng téc nước sạch, đi xin nước mưa của nhà hàng xóm.

Công nhân ở Vĩnh Phúc như "ngồi trên đống lửa", chờ được trả nợ BHXH

Khánh Linh |

Vĩnh Phúc - Công nhân Công ty TNHH SY VINA (xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương) như "ngồi trên đống lửa" vì cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía doanh nghiệp về việc trả nợ BHXH.

Cựu Tổng Giám đốc Cienco 1 lĩnh 7 năm tù vụ thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Cấn Hồng Lai và Phạm Dũng, 2 cựu lãnh đạo Cienco 1 cùng dàn cấp dưới cũ bị xác định vi phạm quản lý tài sản, gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải chỉ rõ trách nhiệm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu các đánh giá về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phải được định lượng cụ thể, chỉ rõ đâu là tồn tại, hạn chế và đâu là vi phạm, sai phạm, trách nhiệm cụ thể như thế nào, từ đó xác định đúng, trúng những việc phải làm sau chuyên đề giám sát.

NXB Giáo dục Việt Nam công bố giá sách giáo khoa mới lớp 4, 8, 11

Bích Hà |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện kê khai giá bán lẻ các bộ sách giáo khoa mới với Cục Quản lí Giá - Bộ Tài chính và công khai giá sách đến học sinh, phụ huynh theo quy định.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói về thông tin 79% sách giáo khoa được in trước đấu thầu

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, số lượng in 79% trong báo cáo của Bộ GDĐT là số liệu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để lựa chọn nhà thầu, không phải con số sách giáo khoa đã in trước khi đấu thầu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương sẽ biên soạn một bộ sách giáo khoa

Vương Trần - Phạm Đông |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn khẳng định, hiện nay chưa có chủ trương về việc Bộ GDĐT sẽ biên soạn bộ sách giáo khoa.

Cần có khung giá sách giáo khoa để tránh cạnh tranh không lành mạnh

Vân Trang |

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tổng chủ biên bộ sách Cánh Diều - cho rằng việc định giá sách giáo khoa cần có khung giá để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh.