GDP đầu người và thử thách bước chân “ngàn đô”

Hoàng Lâm |

Một điểm mới trong các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua đó là việc xác định hai chỉ tiêu quan trọng nhất: Tốc độ GDP và quy mô GDP bình quân đầu người.

Trong đó chỉ tiêu quy mô GDP bình quân đầu người “chốt” ở mức 3.700USD được cho là chỉ tiêu rất dũng cảm và quyết liệt.

Lâu nay, khi đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, hầu hết chỉ quan tâm tới “tốc độ” và “tỉ lệ”, các con số mang tính tuyệt đối khá hạn chế. Bởi thế cũng từng gây ra những tranh luận về việc nên đặt “tốc độ” hay “quy mô”?

Cách đây không lâu, khi bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Đình Cung - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng từng nêu quan điểm rằng: Với quy mô xung quanh 250 tỉ USD thì rõ ràng kinh tế Việt Nam cần một tốc độ tăng trưởng rất cao để đưa quy mô nền kinh tế ấy tiệm cận với quy mô các nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, nếu gắn với quy mô nền kinh tế, thì không có nhiều ý nghĩa nếu nó chỉ dừng lại ở mức trên dưới 7%.

Còn TS Nguyễn Đình Thiên thì ví von: “Nền kinh tế nhỏ thì tỉ lệ phần trăm tăng trưởng cao cũng không có ý nghĩa nhiều lắm. Nôm na là 1.000 bước đi của con kiến cũng không bằng 2 bước phi của một chiến mã”.

Thế nên chỉ tiêu kinh tế xã hội 2021 đưa ra lần này, không chỉ đề cập tới tốc độ mà còn trực tiếp tới quy mô nền kinh tế.

Sẽ là bài toán không dễ giải. Bởi lẽ theo tính toán, quy mô GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.750 USD, chỉ tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng khoảng 144 USD). Còn GDP bình quân đầu người giai đoạn 2011- 2015 đạt 2.097 USD/người. Như vậy, trong quãng thời gian lên tới 10 năm, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới tăng được khoảng 700 USD.

Vậy mà, chỉ trong một năm, từ 2020 đến 2021, mà xác định mục tiêu tăng từ 2.750 USD/người lên 3.700 USD/người. Đây rõ ràng là bước chân “ngàn đô” đầy khó khăn, thách thức.

Đã đến lúc, chúng ta không chỉ quan tâm tới tốc độ tăng trưởng mà còn là các giá trị tuyệt đối. Ở đây, thu nhập của người dân đã được coi trọng hơn nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu còn nhiều tác động tiêu cực.

Việc đưa ra chỉ tiêu rất cụ thể về quy mô GDP bình quân đầu người không phải là “giao đề bài khó” mà có thể hiểu là động thái thể hiện sự quyết tâm và hành động. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng bày tỏ trong bài phát biểu trước phần chất vấn tại kỳ họp thứ 10: “Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là thoát bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất của chúng ta không phải là tụt hậu về kinh tế; mà thách thức lớn nhất của chúng ta chính là thiếu ý chí vươn lên và nguy cơ lớn nhất là thiếu quyết tâm hành động”.

Mức 3.700 USD/người chính là cơ hội để thể hiện ý chí và hành động, ngay từ thời điểm này.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội chính thức "chốt" mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6%

Hà Vương Chung |

Với 430/439 đại biểu tán thành (chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Thủ tướng: Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỉ USD GDP trong 5 năm qua

Vương Hà Chung |

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh khó khăn, chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỉ USD GDP trong 5 năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Việt Nam được coi là 1 trong những nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Tận dụng triệt để các cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021

Vương Hà Chung |

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Nhiều cơ sở để GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 6%

Phong Nguyễn - Đặng Tiến |

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2-3% - là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Thủ tướng cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6% trong năm 2021.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Quốc hội chính thức "chốt" mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6%

Hà Vương Chung |

Với 430/439 đại biểu tán thành (chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Thủ tướng: Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỉ USD GDP trong 5 năm qua

Vương Hà Chung |

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh khó khăn, chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỉ USD GDP trong 5 năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Việt Nam được coi là 1 trong những nền kinh tế mới nổi thành công nhất.

Tận dụng triệt để các cơ hội để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021

Vương Hà Chung |

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2021 khoảng 6% cũng là nhằm động lực để quyết tâm phấn đấu cao, vừa để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025.

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Nhiều cơ sở để GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 6%

Phong Nguyễn - Đặng Tiến |

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2-3% - là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Thủ tướng cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6% trong năm 2021.