Đừng quan niệm hết cây, sạch gỗ thì xóa rừng

Thanh Hải |

Vụ phá gần 400ha rừng tại xã biên giới Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ bởi nhiều cây gỗ tự nhiên bị triệt hạ, diện tích đất bị lấn chiếm quá lớn, mà quan niệm về rừng và ứng xử với đất rừng đang có nguy cơ làm mất rừng vĩnh viễn...

Cho đến hôm nay (10.4), theo thống kê của Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích rừng bị phá ở xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp đã lên gần 400ha. Khi mới phát hiện, theo báo cáo của ngành kiểm lâm, có 100ha rừng bị mất nhưng càng kiểm tra thì càng phát hiện ra nhiều diện tích rừng đã bị phá, lấn chiếm. Và đây chưa phải là con số cuối cùng về diện tích đất rừng bị mất.

Thực trạng phá rừng ở khu vực biên giới này đã từng xảy ra, diễn biến phức tạp. Chính vì vậy mà Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã từng có văn bản cảnh báo, chỉ đạo các đơn vị ngành dọc và đề nghị cơ quan chức năng địa phương theo dõi chặt chẽ để có biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, vụ phá rừng ở xã Ya Tờ Mốt vẫn xảy ra, không ngăn chặn được.

Điều đáng quan ngại là rất nhiều ý kiến, kể cả nhận định từ cơ quan chức năng, rằng trong vụ phá rừng lần này, sản lượng gỗ bị ảnh hưởng là không đáng kể vì rừng trồng và cây nhỏ, ít có giá trị về kinh tế...; vụ phá rừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp.

Khu vực rừng nói trên đã được UBND huyện Ea Súp giao cho UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý. Tiếp đó, UBND xã lại giao cho các nhóm hộ xã Ya Tờ Mốt nhận khoán và sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp. Hiện, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đất Vàng Ban Mê đang xin chủ trương khảo sát để lập dự án trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng, trồng cây ăn trái, cây công nghiệp tại các tiểu khu 202, 205, 218 (xã Ya Tờ Mốt)...

Phá rừng là hành vi nghiêm trọng, nhưng ứng xử với đất rừng sau khi bị đốn gỗ, lấn đất như việc đề xuất chuyển sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp... là đáng báo động. Bởi, nếu xóa rừng bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì chẳng bao lâu, rừng sẽ mất vĩnh viễn.

Không chỉ ở Đắk Lắk, trước đây tại Quảng Nam, chính quyền cũng đã từng lý giải tương tự khi quyết định giao đất cho dự án làm thủy điện ở vùng núi cao Nam Trà My. UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng đất rừng giao cho nhà đầu tư chủ yếu là đồi núi trọc, rừng nghèo... Tại Lâm Đồng,  Đắk Nông từng liên tiếp xảy ra các vụ "lấn rừng nhỏ giọt", bằng cách đầu độc cho thông chết, xin chuyển đổi dần đất rừng khi ở đó không còn gỗ.

Bản thân những vùng đất đồi núi, ở thượng nguồn, trên cao nguyên... vốn là rừng nguyên sinh, dù rừng đã bị tàn phá, cây gỗ lớn không còn, nhưng vùng đất đó vẫn là đất rừng. Vì vậy, ngoài việc khởi tố, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, các địa phương cần phải có giải pháp phục hồi lại rừng. Không vì hết cây, sạch gỗ mà cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bởi nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì rừng sẽ mất vĩnh viễn.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Phá gần 400ha rừng ở Đắk Lắk: Đã được cảnh báo trước nhưng vẫn xảy ra

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Vụ phá gần 400ha rừng ở địa bàn huyện biên giới Ea Súp đã được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk dự báo từ trước nhưng vẫn xảy ra, không ngăn chặn được.

Vụ phá hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk: Không thể không bị khởi tố!

BẢO TRUNG |

Tiếp tục có hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk bị tàn phá. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Ngoài ra, khi rừng bị tàn phá phía đơn vị được giao quản lý, bảo vệ rừng vẫn tìm đủ lý do để biện hộ... 

Phá hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk, trách nhiệm thuộc về UBND xã

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Để mất hơn 300ha rừng, UBND xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) đơn vị được giao quản lý, bảo vệ phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Phá gần 400ha rừng ở Đắk Lắk: Đã được cảnh báo trước nhưng vẫn xảy ra

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Vụ phá gần 400ha rừng ở địa bàn huyện biên giới Ea Súp đã được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk dự báo từ trước nhưng vẫn xảy ra, không ngăn chặn được.

Vụ phá hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk: Không thể không bị khởi tố!

BẢO TRUNG |

Tiếp tục có hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk bị tàn phá. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Ngoài ra, khi rừng bị tàn phá phía đơn vị được giao quản lý, bảo vệ rừng vẫn tìm đủ lý do để biện hộ... 

Phá hơn 300ha rừng ở Đắk Lắk, trách nhiệm thuộc về UBND xã

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Để mất hơn 300ha rừng, UBND xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) đơn vị được giao quản lý, bảo vệ phải chịu trách nhiệm đầu tiên.