Đừng để sự trung thực phải gục ngã!

Thẩm Hồng Thụy |

Vụ việc “cô giáo quyền lực không giảng bài” suốt hơn 3 tháng ròng đã nảy sinh diễn biến mới: Phụ huynh của học sinh Pham Song Toàn - người bức xúc nói ra sự thật cô giáo dạy toán Trần Thị Minh Châu không giảng bài - đã phải xin chuyển trường cho con.

Ai đã là phụ huynh thì thấu hiểu và thông cảm cho nỗi lo của phụ huynh em Toàn lúc này: Sợ con mình bị trả thù, trả đũa khi mà dư luận tại trường và từ không ít giáo viên cho rằng em Toàn đã “nói không đúng chỗ”, làm ảnh hưởng đến uy tín, bộ mặt của trường (!).

Ai đã từng là học sinh, chắc cũng có thể hiểu được tâm trạng và áp lực mà em Toàn phải chịu lúc này. Có thể, em đang bị những người không đồng tình với việc em nói ra sự thật đắng cay kia ghẻ lạnh, dè chừng…

Không nói ra sự thật thì ức chế, nói ra rồi thì lại khổ đau. Dưới mái trường kia, là sự ân cần trao em kiến thức, uốn nắn nhân cách và vun đắp tình yêu thương, hay là sự xét nét, cô lập, trả đũa?...

May mà em Toàn nói ra sự thật, nếu không, để tình trạng “cô giáo quyền lực không giảng bài” càng kéo dài, thì nhà trường càng bị mất uy tín và bị ảnh hưởng đến hình ảnh nặng nề hơn.

Em Toàn nói ra sự thật. Một sự thật mà nhà trường biết, ban giám hiệu biết nhưng phớt lờ không giải quyết. Như vậy là may, để kịp thời chấn chỉnh và qui trách nhiệm mà xử lí, chứ sao lại đi tạo dư luận, đàm tiếu này nọ về em.

Nhà trường là nơi luôn phải dạy bảo, rèn dũa học trò sự trung thực. Bây giờ em Toàn nói lên sự thật thì lại bị áp lực buộc phải xin chuyển trường, bởi nếu không sẽ bị trù dập. Không chỉ bố mẹ em mà nhiều người khác khi nghe chuyện cũng có cảm giác lo cho em như tình huống câu cửa miệng: "Đấu tranh, tránh đâu...".

Nếu không bảo vệ được em Phạm Song Toàn để em tiếp tục học một cách bình thường và vui vẻ tuổi học trò tại ngôi trường em đang theo học thì đó là một thất bại của ngành giáo dục thành phố. Dư luận xã hội cũng thất bại vì để cho sự trung thực bị khuất phục và gục ngã tại ngôi trường kia. Một học sinh nói lên sự thật để việc dạy và học được tốt hơn, để cho nhà giáo vẫn giữ được hình ảnh đáng trân trọng trong mắt học trò và xã hội mà chúng ta không bảo vệ được thì nhà trường đó là của ai, hay là của thế lực nào?

Nếu để em Phạm Song Toàn buộc phải chuyển trường vì không chịu nổi áp lực dư luận về em trong trường hiện nay, thì đó là thất bại của tất cả chúng ta: Từ nhà trường, các giáo viên, các bậc phụ huynh đến ngành giáo dục thành phố, chính quyền huyện và thành phố…

Thẩm Hồng Thụy
TIN LIÊN QUAN

Em Phạm Song Toàn và gia đình xin chuyển trường sau khi “tố” cô giáo không giảng bài

B. Hà |

Sau khi em Phạm Song Toàn (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, TPHCM) dũng cảm đứng lên “tố” cô giáo dạy Toán im lặng không giảng bài trong nhiều tháng, phụ huynh của em đã quyết định xin chuyển trường cho con.

Cô giáo không giảng bài suốt 4 tháng: Học sinh nói gì?

Hà Phương - Văn Thắng |

Trước vụ việc nữ sinh phản ánh giáo viên dạy Toán không hề giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập trong suốt 4 tháng, phóng viên báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn nhanh đối với các bạn học sinh Hà Nội về vụ việc này.

Sở vẫn chờ nhà trường đề xuất mức kỷ luật với cô giáo không giảng bài

Bích Hà |

Theo đại diện Sở GDĐT TPHCM, việc đưa ra hình thức kỷ luật với cô giáo lên lớp không giảng bài cần cân nhắc kỹ, để tránh làm xáo trộn tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Em Phạm Song Toàn và gia đình xin chuyển trường sau khi “tố” cô giáo không giảng bài

B. Hà |

Sau khi em Phạm Song Toàn (học sinh lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, TPHCM) dũng cảm đứng lên “tố” cô giáo dạy Toán im lặng không giảng bài trong nhiều tháng, phụ huynh của em đã quyết định xin chuyển trường cho con.

Cô giáo không giảng bài suốt 4 tháng: Học sinh nói gì?

Hà Phương - Văn Thắng |

Trước vụ việc nữ sinh phản ánh giáo viên dạy Toán không hề giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập trong suốt 4 tháng, phóng viên báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn nhanh đối với các bạn học sinh Hà Nội về vụ việc này.

Sở vẫn chờ nhà trường đề xuất mức kỷ luật với cô giáo không giảng bài

Bích Hà |

Theo đại diện Sở GDĐT TPHCM, việc đưa ra hình thức kỷ luật với cô giáo lên lớp không giảng bài cần cân nhắc kỹ, để tránh làm xáo trộn tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh.