Đừng để người dân sống trên mỏ vàng, mỏ than vô tình thành "thổ phỉ"

Thanh Hải |

Hiện, hàng trăm người vẫn bòn mót, khai thác trái phép trên mỏ vàng Bồng Miêu, thường xuyên bị truy đuổi, bị gọi là thổ phỉ. Hàng chục hộ dân khác ở Trung Phước cũng lén lút đêm hôm đi bòn mót, lượm từng hòn than ở mỏ Nông Sơn, bị truy quét, bêu riếu là "cả làng làm than tặc". Họ sinh sống từ bao đời trên chính những mỏ tài nguyên này nhưng chỉ là dân... "tặc".

Mỏ vàng Bồng Miêu, huyện Phú Ninh, Quảng Nam được đánh giá là cánh đồng vàng lớn nhất Đông Nam Á, được khai thác từ thời Pháp thuộc. Từ đầu những năm 2000, Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu (80% vốn từ Cty COVICTORY - Australia và 20% của doanh nghiệp trong nước) được cấp phép khai thác. Trữ lượng tự đánh giá, vàng lấy đi từ Bồng Miêu có thể đến cả chục tấn sau 10 năm khai thác, nhưng nhà nước mất kiểm soát, nợ thuế tồn đọng gần 100 tỉ... Mỏ vàng này buộc phải đóng cửa vì hàng loạt vi phạm liên quan đến môi trường, nợ thuế và hết hạn giấy phép khai thác từ tháng 3.2016.

Từ tháng 6.2016, Bồng Miêu bị bỏ hoang, “cánh đồng vàng” lớn nhất Đông Nam Á lại chìm trong cảnh hỗn loạn vì nạn khai thác trái phép. Từ 2016 đến nay, dù địa phương đã nỗ lực bảo vệ, tổ chức truy đuổi, song thổ phỉ ào vào, tệ nạn nổi lên. Chém nhau, cướp giật, chết người, buôn lậu hóa chất, thuốc nổ... xảy ra liên tục. Hiện nay, hàng trăm người hoạt động lén lút trước sự truy quét của công an, chui nhủi trong hầm sâu, ngách sập bòn mót vàng xái thải. Họ, những “ông chủ” thực sự, sống ngay tại mỏ vàng Bồng Miêu, nhưng giờ lại rơi vào cảnh lay lắt.

Cách đó không xa, mỏ than Nông Sơn - vốn cũng được khai thác từ Pháp thuộc - bây giờ đã giao cho Công ty Cổ phần Than - Điện Nông Sơn khai thác. Dù đang có "chủ", nhưng hằng đêm vẫn có cả trăm người dân địa phương lén lút vào mỏ để bòn mót than. Cả chính quyền huyện Nông Sơn lẫn doanh nghiệp nỗ lực can thiệp nhưng bất thành. Dân vùng mỏ Trung Thượng bị gán cho biệt danh "cả làng làm than tặc".

Khai thác dù là nhỏ lẻ, bòn mót, nhưng làm lén lút, trái phép thì tất nhiên bị gọi là thổ phỉ, là dân "tặc". Điều xót xa là những người nghèo bản địa, những "ông chủ" thực sự của vùng đất mỏ này đã không được hưởng lợi gì từ những hòn "vàng đen", những tấn kim vàng kia.

Ở Bồng Miêu, khi doanh nghiệp bị bỏ mỏ hoang tàn sau khi lấy đi vàng tấn, người dân có lý để đột nhập vào bòn mót. Nhưng ở Nông Sơn, doanh nghiệp vì sao không tạo điều kiện cho dân địa phương cùng hưởng lợi? Nếu thu mua xứng đáng những hòn than mà họ bòn lượm về, hoặc trả lương cho người đủ tiêu chuẩn để họ chính danh khai thác thì liệu dân Trung Phước có trở thành "than tặc"? Doanh nghiệp gần như không tạo công ăn việc làm, không tuyển công nhân từ địa phương cho nên những ông chủ thật sự vùng than giờ mới trở thành thổ phỉ.

Dịch bệnh, khó khăn trong kinh doanh, thất thu và thất nghiệp đã khiến nhiều người dân phải làm liều, khai thác trái phép. Đi kêu cứu chính quyền bảo vệ, viện nhờ công an truy quét hay tăng cường bảo vệ các hầm vàng mỏ than là chính đáng, nhưng các chủ doanh nghiệp cũng cần xem cách hành xử của mình đối với người dân vùng mỏ.

Cả môi trường lẫn hạ tầng giao thông ở các địa phương vùng mỏ vàng Bồng Miêu và than Nông Sơn hiện đều xuống cấp, ô nhiễm. Người dân mất đất, mất ruộng, không có việc làm, trở thành dân "tặc" là khó tránh khỏi.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở bờ biển đe dọa hàng chục ngôi nhà ở Quảng Nam

Thanh Chung |

Bờ biển Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng và đang đe dọa hàng chục ngôi nhà của người dân ven biển.

Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam bị "tra tấn" vì trại heo gây ô nhiễm

Thanh Chung |

Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam bức xúc, phản ánh tình trạng nước từ hệ thống xử lý nước thải, xác heo chết từ trại chăn nuôi của công ty TNHH Thái Việt Agi Group gây ô nhiễm môi trường. Dù người dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Quảng Nam: Người dân mòn mỏi chờ hỗ trợ do thủy điện xả lũ

Thanh Chung |

Sau 5 tháng, thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) nhưng Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Mi vẫn chưa thống nhất số tiền hỗ trợ cho người dân. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi nhiều nhà dân khiến họ phải đi ở ghép, không có đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn.

Gian nan đòi tiền bồi thường từ thủy điện

Thanh Chung |

Khi chưa thống nhất giá đền bù, giải tỏa, dự án thủy điện Nước Chè, Quảng Nam đã vội thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng, công trình dân sinh, đất sản xuất... của gần 1.000 hộ dân ở huyện Phước Sơn. Dân khiếu nại, sự việc chưa được xử lý thì xảy ra việc Giám đốc của dự án cùng nhiều thuộc cấp vướng án hình sự, công trình “bỏ hoang”, nhiều năm nay dân không thể đòi được tiền bồi thường thiệt hại...

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Sạt lở bờ biển đe dọa hàng chục ngôi nhà ở Quảng Nam

Thanh Chung |

Bờ biển Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng và đang đe dọa hàng chục ngôi nhà của người dân ven biển.

Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam bị "tra tấn" vì trại heo gây ô nhiễm

Thanh Chung |

Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam bức xúc, phản ánh tình trạng nước từ hệ thống xử lý nước thải, xác heo chết từ trại chăn nuôi của công ty TNHH Thái Việt Agi Group gây ô nhiễm môi trường. Dù người dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Quảng Nam: Người dân mòn mỏi chờ hỗ trợ do thủy điện xả lũ

Thanh Chung |

Sau 5 tháng, thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) nhưng Công ty Cổ phần thủy điện Đắk Mi vẫn chưa thống nhất số tiền hỗ trợ cho người dân. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi nhiều nhà dân khiến họ phải đi ở ghép, không có đất sản xuất, cuộc sống rất khó khăn.

Gian nan đòi tiền bồi thường từ thủy điện

Thanh Chung |

Khi chưa thống nhất giá đền bù, giải tỏa, dự án thủy điện Nước Chè, Quảng Nam đã vội thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng, công trình dân sinh, đất sản xuất... của gần 1.000 hộ dân ở huyện Phước Sơn. Dân khiếu nại, sự việc chưa được xử lý thì xảy ra việc Giám đốc của dự án cùng nhiều thuộc cấp vướng án hình sự, công trình “bỏ hoang”, nhiều năm nay dân không thể đòi được tiền bồi thường thiệt hại...