Đừng chỉ cấm cho vui, cho hay!

Anh Đào |

Sẽ cấm! Sẽ phải! Sẽ chỉ được... rất nhiều cái sẽ, và có cả cái "điểm bán bia rượu phải đảm bảo bán kính không nhỏ hơn 200m". Luật định dẹp bớt điểm bán hay chỉ là chuyện thừa giấy vẽ voi?


Phương, một nữ du học sinh vừa về nước nghỉ hè, đã từ chối thậm chí là một ly bia trong một bữa tiệc nhỏ gia đình. Lý lẽ của cô gái đơn giản: Ở nơi con học, người ta cấm bán đồ uống có cồn cho người dưới 21 tuổi.

Chuyện “ở bển” của Phương khá vui. Trong đó có thêm một chi tiết nữa - rất đắt cho cả người lớn chúng ta, cô và bạn bè từng dứt khoát từ chối ngồi sau tay lái của một người dù “chỉ một ly bia”.

Cái đắt ở chỗ, những quy định pháp luật như trở thành một thước đo văn minh được người dân triệt để thi hành, hoàn toàn tự giác, thậm chí người chấp hành luật lại trở thành chính người thi hành, khi họ nhìn thấy những quy phạm ấy là một hình thức bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Mọi thứ cần bắt đầu từ số 0. Cái đó không sai. Và thực tế, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn vừa được đưa thẩm định có một xuất phát điểm còn hơn cả số 0. Chẳng hạn, Luật Giao thông đã có quy phạm cấm sử dụng bia rượu đồ uống có cồn khi lái xe. Rồi mỗi đồ uống có cồn, thêm bao nhiêu điều kiện kinh doanh đặc biệt đi kèm. Rồi cả những quy phạm cấm.

Tức là chúng ta không thiếu quy định. Nó có cả hệ thống, trên “xuất phát điểm bằng 0” rất nhiều. Nhưng chúng ta cũng có những “điểm âm”, “điểm dưới 0” cố hữu: Quy định là quy định, trong khi thực tế thì lại là... thực tế. Hãy cứ thử nhìn những quán nhậu, bạt ngàn mỗi cuối chiều. Hãy nhìn tỉ lệ tai nạn giao thông do bia rượu luôn ở mức 2 con số. Hãy đọc những thống kê về ngộ độc.

Một dự luật đặt này đặt nọ nghe có vẻ hay ho, nhưng quy phạm lại chỉ không thể đặt ra cho hay mà được. Chẳng hạn, quy định chỉ được bán từ 6-22h. Chẳng hạn, khoảng cách tối thiếu 200m giữa các điểm bán.

Tại sao phải cách nhau 200m? 200m được đề xuất trên căn cứ khoa học nào? Sau quy định 200m sẽ có bao nhiêu điểm bán phải dẹp bỏ? Và 200m này sẽ hạn chế được không? Được bao nhiêu?

Nói ngồi phòng máy lạnh làm luật chính là ở chỗ này đây.

Lạm dụng bia rượu đang gây ra những hệ quả tai hại đối với xã hội, nhưng ngành kinh doanh này cũng đóng góp không nhỏ cho ngân sách với thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 65% giá bán, thuế nhập khẩu tới 55% chưa kể những VAT, những thuế thu nhập doanh nghiệp...

Có lẽ, một dự án luật chỉ hiệu quả khi nó nhắm trúng những tồn tại: Rượu bia không nhãn mác, không kiểm soát chất lượng tràn lan. Và tình trạng không thể kiểm soát việc bán bia rượu đúng đối tượng.

Thêm những quy phạm không phải là vấn đề, bởi chúng ta có thiếu quy phạm đâu.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Tranh luận gay gắt xung quanh quy định cấm bán rượu bia theo giờ

Thùy Linh |

Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã được họp lấy ý kiến rất nhiều lần và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ năm diễn ra vào tháng 10.2018; tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều tranh cãi. 

Tranh cãi đề xuất chỉ bán rượu bia theo giờ: Ai giám sát, ai xử phạt?

Đặng Chung |

Việc tuyên truyền để người dân biết được tác hại của rượu bia, sau đó tự điều chỉnh hành vi là cần thiết, còn việc Bộ Y tế đưa ra khung giờ cấm bán với mặt hàng rượu này xem ra sẽ rất khó khả thi.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Tranh luận gay gắt xung quanh quy định cấm bán rượu bia theo giờ

Thùy Linh |

Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia đã được họp lấy ý kiến rất nhiều lần và dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ năm diễn ra vào tháng 10.2018; tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá nhiều tranh cãi. 

Tranh cãi đề xuất chỉ bán rượu bia theo giờ: Ai giám sát, ai xử phạt?

Đặng Chung |

Việc tuyên truyền để người dân biết được tác hại của rượu bia, sau đó tự điều chỉnh hành vi là cần thiết, còn việc Bộ Y tế đưa ra khung giờ cấm bán với mặt hàng rượu này xem ra sẽ rất khó khả thi.