Dùng biện pháp cực mạnh, Đà Nẵng có cơ hội đi trước dịch 1 bước

Thanh Hải |

Phát biểu tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sáng nay - 12.8, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng - Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố có thể thực hiện các biện pháp phòng dịch cấp cao hơn trong tuần tới. Toàn thành phố có thể sẽ "án binh bất động" trong vòng 7 ngày.

Đêm trước kỳ họp HĐND, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã nhóm họp với lãnh đạo cấp cao toàn thành phố, bàn trước các giải pháp chống dịch trong tình hình diễn biến COVID-19 có thể xấu hơn.

Dự kiến, nếu 4 ngày nữa dịch COVID-19 không giảm, người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở yên trong nhà, công nhân ở lại công xưởng, cán bộ công chức "đóng đô" tại cơ quan... trong 7 ngày, để thành phố truy vết dịch COVID-19.

Thống kê của Sở Y tế Đà Nẵng, trong một tháng qua số ca mắc COVID-19 ở thành phố này đã vượt mức 1.400 ca. Trong đó, số ca bệnh nặng đang chiếm 5%. Năng lực y tế của Đà Nẵng đang cảnh báo sẽ quá tải nếu số ca tiếp tục gia tăng.

"Phong thành", án binh bất động toàn thành phố trong 1 thời gian nhất định chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống, cung ứng lương thực thực phẩm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp... nhưng là quyết định cần thiết lúc này.

Chủ trương này thêm lần nữa cho thấy hành động của Đà Nẵng luôn quyết liệt, mạnh mẽ. Bí thư Nguyễn Văn Quảng trước đó đã khẳng định, phải ưu tiên lo sức khỏe cho toàn dân, cho chống dịch đặt trên mọi nhiệm vụ khác.

Đây cũng là một chủ trương nhất quán, triệt để, và có sự kế thừa từ thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm. Còn nhớ, tháng 7.2020, khi Đà Nẵng bùng phát dịch COVID-19 rất nguy cấp, nhưng Đà Nẵng đã dập hết dịch chỉ trong vòng 1 tháng. Đó là nhờ sự quyết đoán của lãnh đạo, với những quyết định mà theo ông Huỳnh Đức Thơ, nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là "phải đi trước dịch 1 bước".

Ông Thơ là người đề xuất sáng kiến xét nghiệm gộp nhiều mẫu nghi nhiễm COVID-19, đề ra giải pháp phát phiếu đi chợ theo ngày chẵn, lẻ để hạn chế người dân ra đường... mà bây giờ đang được cả nước áp dụng.

Chia sẻ về kinh nghiệm này, ông Thơ nói: Đà Nẵng đã thành công thời điểm đó là nhờ đã huy động toàn bộ hệ thống tham gia phòng chống dịch. Từ chính quyền đến người dân đều hiểu rõ và ủng hộ, quyết liệt thực hiện các chiến lược, nguyên tắc và biện pháp phòng chống dịch: Đó là việc khẩn trương phát hiện, truy vết, khoanh vùng, giãn cách xã hội, cách ly, xét nghiệm, điều trị… là các biện pháp 5K. Bài học đó giờ vẫn đang giá trị.

Dập dịch là chớp thời cơ. Đặc điểm dịch COVID-19 là âm thầm nhưng lan nhanh như đám cháy. Cần có biện pháp phát hiện sớm nhất ca nhiễm của ổ dịch đầu tiên để tập trung “hỏa lực” dập tắt, đó là lập tức khoanh vùng, truy vết, cách ly yếu tố mầm bệnh, giãn cách cộng đồng sớm trước khi dịch có cơ hội lây lan các ca nhiễm tiếp theo.

Người dân đã chịu quá nhiều khó khăn, nhưng nếu đồng lòng với chính quyền, ủng hộ chủ trương quyết liệt của Đà Nẵng, đi trước dịch 1 bước, phong thành nghiêm ngặt để cắt đứt chuỗi lây nhiễm, hy vọng thành phố sẽ có được thành công như hồi tháng 7.2020.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Dân Đà Nẵng đổ xô mua lương thực trước tin có thể "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Ngay khi có thông tin Đà Nẵng sẽ "đóng cửa tuyết đối" trong 7 ngày nếu dịch không giảm, người dân đã đổ xô mua lương thực tích trữ.

50 y bác sĩ ở Đà Nẵng lên đường "tiếp sức" cho TPHCM

Thanh Chung |

Sáng 12.8, Bệnh viện C Đà Nẵng tổ chức lễ xuất quân, tiễn đoàn y bác sĩ lên đường chi viện cho TPHCM chống dịch COVID-19. Đây là những y, bác sĩ có kinh nghiệm trong các đợt chống dịch ở Đà Nẵng.

Lãnh đạo Đà Nẵng lý giải việc chậm tiêm vaccine COVID-19

THUỲ TRANG |

Tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 12.8, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng ông Nguyễn Văn Quảng đã có chia sẻ về việc thành phố có thể chậm triển khai tiêm vaccine COVID-19 toàn dân.

Người dân Đà Nẵng có thể phải ở nhà trong 7 ngày nếu 4 ngày nữa dịch không giảm

THUỲ TRANG |

Nếu 4 ngày nữa dịch COVID-19 không giảm, người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, công xưởng, cơ quan trong 7 ngày, để thành phố truy vết dịch COVID-19.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dân Đà Nẵng đổ xô mua lương thực trước tin có thể "đóng cửa" 7 ngày

Thanh Chung |

Ngay khi có thông tin Đà Nẵng sẽ "đóng cửa tuyết đối" trong 7 ngày nếu dịch không giảm, người dân đã đổ xô mua lương thực tích trữ.

50 y bác sĩ ở Đà Nẵng lên đường "tiếp sức" cho TPHCM

Thanh Chung |

Sáng 12.8, Bệnh viện C Đà Nẵng tổ chức lễ xuất quân, tiễn đoàn y bác sĩ lên đường chi viện cho TPHCM chống dịch COVID-19. Đây là những y, bác sĩ có kinh nghiệm trong các đợt chống dịch ở Đà Nẵng.

Lãnh đạo Đà Nẵng lý giải việc chậm tiêm vaccine COVID-19

THUỲ TRANG |

Tại kỳ họp thứ 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 12.8, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng ông Nguyễn Văn Quảng đã có chia sẻ về việc thành phố có thể chậm triển khai tiêm vaccine COVID-19 toàn dân.

Người dân Đà Nẵng có thể phải ở nhà trong 7 ngày nếu 4 ngày nữa dịch không giảm

THUỲ TRANG |

Nếu 4 ngày nữa dịch COVID-19 không giảm, người dân Đà Nẵng có thể sẽ phải ở nhà, công xưởng, cơ quan trong 7 ngày, để thành phố truy vết dịch COVID-19.