Đối thoại với tương lai hay cầu xin quá khứ

LÊ THANH PHONG |

“Mua đồ thờ cúng và vàng mã là một việc đối thoại với quá khứ, còn mua sách là đối thoại với tương lai của xã hội, khi người dân, quan chức và trí thức mua sách ít hơn nhiều lần mua vàng mã và đồ thờ cúng có nghĩa là xã hội chúng ta lo đối thoại với quá khứ và hiện tại nhiều hơn rất nhiều so với việc đối thoại với tương lai”, đó là ý kiến của ông Đỗ Hoàng Sơn - Giám đốc Cty sách Long Minh - liên quan đến thông tin người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em.

Khái niệm “đối thoại với tương lai” thật thú vị, và tất nhiên, muốn có được cuộc đối thoại trong tương lai thì phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay tri thức làm công cụ đối thoại, nếu không thì lấy gì để nói. Tương lai đó có thể được dự báo, nhưng cũng có thể xảy ra những điều vượt quá sự dự báo. Cách mạng công nghiệp 4.0 là dự báo và hiện thực, nhưng đó chắc chắn không phải là giới hạn cuối cùng.

Khi mà thế giới huy động tất cả các nguồn lực để đầu tư cho cuộc đối thoại với tương lai, thì chúng ta không thể lầm lũi đi về phía quá khứ, với những van vái, lo toan chuyện họa phúc, cầu xin lợi danh và sự thành công với một cõi âm và cho rằng là tâm linh tín ngưỡng. Không có cơ sở nào cho sự thành công bằng lời cầu xin, nó chỉ có được bằng nỗ lực học tập và lao động. Đánh đồng sự mê tín với niềm tin tôn giáo chỉ làm cho chúng ta u mê thêm mà thôi.

Thật khó có thể tin được khi số tiền mua vàng mã để đốt ở đền Bà Chúa Kho ước tính mỗi năm từ 80-100 tỉ đồng. Tổng mức chi tiêu cho cúng lễ năm 2016 là 16.000 tỉ đồng, năm 2017 tuy chưa thống kê nhưng chắc chắn cao hơn.

Tiền đổ vào vàng mã và cúng lễ quá lớn, quá lãng phí, nhưng đầu tư cho sách truyện cho trẻ em lại quá thấp. Con cái chúng ta không chỉ bị cắt xén bớt nguồn đầu tư cho đối thoại tương lai, mà nguy hiểm hơn là chúng “trưởng thành” trong một môi trường ô nhiễm mê tín. Con cái chúng ta sẽ nỗ lực học hành, vươn tới chân trời khoa học để thành công hay không khi chúng chứng kiến hàng vạn người, trong đó, có ông bà cha mẹ chúng lạy lục với quá khứ để cầu xin lợi danh. Không phải một vài trường hợp, mà số đông đang mê đắm như vậy.

Đầu độc sự mê tín đáng sợ hơn cả việc đốt hàng chục nghìn tỉ đồng thành tro bụi.

Các nước văn minh, tiến bộ, thịnh vượng, hùng mạnh, tạo ra các sản phẩm có giá trị cho nhân loại gần như không có chuyện đi cầu xin quá khứ mà chỉ đầu tư cho đối thoại với tương lai.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em: Quá lãng phí?

Bích Hà |

Theo TS Trần Hữu Sơn, việc người Việt bỏ ra tiền tỉ để chi tiêu cho mua đồ cúng lễ, trong đó có vàng mã, là quá lãng phí.

Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ

Đặng Chung |

GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một cách lãng phí, cần đánh thuế ở mức thật cao với mảng kinh doanh và sản xuất mặt hàng này.

Kêu gọi bỏ tục đốt vàng mã: Liệu người dân có từ bỏ?

Đào Bích |

“Chúng ta kỳ vọng vào công văn kêu gọi từ bỏ tục đốt vàng mã nhưng vẫn phải chờ đợi xem hiệu quả đến đâu”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Người Việt mua đồ cúng lễ nhiều gấp 8 lần sách truyện trẻ em: Quá lãng phí?

Bích Hà |

Theo TS Trần Hữu Sơn, việc người Việt bỏ ra tiền tỉ để chi tiêu cho mua đồ cúng lễ, trong đó có vàng mã, là quá lãng phí.

Bỏ tục đốt vàng mã: Cần áp thuế mức cao để hạn chế sản xuất và tiêu thụ

Đặng Chung |

GS-TS Đỗ Quang Hưng – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đề xuất, để hạn chế việc người dân đốt vàng mã một cách lãng phí, cần đánh thuế ở mức thật cao với mảng kinh doanh và sản xuất mặt hàng này.

Kêu gọi bỏ tục đốt vàng mã: Liệu người dân có từ bỏ?

Đào Bích |

“Chúng ta kỳ vọng vào công văn kêu gọi từ bỏ tục đốt vàng mã nhưng vẫn phải chờ đợi xem hiệu quả đến đâu”, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết.