Di dời bến xe: Hà Nội sẽ chọn “vàng” nào?

Anh Đào |

Liệu chúng ta có thể di dời bến xe, nhà máy để tránh ùn tắc nội đô - rồi sau đó lại dựng lên ở đó những toà cao ốc chọc trời?!

Năm 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có văn bản yêu cầu Tổng công ty Lương thực Miền Bắc dừng xây cao ốc tại Lương Yên, để “duy trì hoạt động theo đúng mục đích của bến xe Lương Yên”. Trước đó, Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Lương Yên đã đề nghị chấm dứt hoạt động của bến xe này để phục vụ dự án xây dựng nhà cao tầng.

Nhưng rồi đến giờ trên chính nền đất bến xe cũ đó đang sừng sững 3 toà cao tốc.

Nguyên nhân hồi đó bến Lương Yên phải di dời là vì “335 lượt xe của 52 đơn vị vận tải ra vào bến mỗi ngày” khiến khu vực này trở thành điểm nóng về giao thông, tắc nghẽn bậc nhất Thủ đô.

Nhưng rồi, chẳng đâu như Thủ đô, di dời bến xe để chống ùn tắc, rồi sau đó thay bằng cao ốc.

Mà không chỉ bến xe, nói như ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội trên báo Tiền phong: Từ năm 2010 đến nay thành phố đã thực hiện di dời nhiều nhà xưởng, trụ sở cơ quan, bến xe ra khỏi nội thành. Tuy nhiên sau khi các bến xe này được di dời, mặt bằng bến xe lại mọc lên các tòa nhà cao ốc, chung cư với mật độ tập trung người, phương tiện còn lớn hơn cả khi còn bến xe.

Và “Việc thực hiện di dời các bến xe vừa gây lãng phí xã hội vừa có tác dụng ngược khi chất tải thêm mật độ dân cư trong khu vực nội đô”.

Hôm qua, Chủ tịch Chu Ngọc Anh đã ký phê duyệt quy hoạch bến xe Hà Nội với nội dung na ná: Di dời các bến xe trong nội đô... và mục đích cũng là để “giảm tải cho nội đô”.

Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm... những bến xe hiện hữu, “vuông như cái bánh chưng”, đang thật sự là những mảnh đất vàng còn sót lại...

Nó sẽ thật sự là “vàng” nếu việc chuyển đổi chức năng được thực hiện đúng quy hoạch là “ưu tiên cho nhu cầu phục vụ giao thông công cộng và giao thông đô thị (bãi đỗ xe công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ...). Bởi với 5,7 triệu xe máy, 0,6 triệu ô tô, nhưng hệ thống bãi đỗ xe công cộng Thủ đô hiện mới đáp ứng được 20% nhu cầu.

Nhưng sẽ là “vàng mắt”, là thảm hoạ cho giao thông thủ đô... nếu cao ốc lại tiếp tục mọc lên như ở Lương Yên.

Có lẽ không thừa nếu nhắc lại lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Thủ tướng Chính phủ đã từng nhấn mạnh với Hà Nội: Nguyên nhân quan trọng khiến giao thông Hà Nội ùn tắc không thể không nói tới là do Hà Nội đã cấp phép xây dựng chung cư cao tầng nội đô quá ​nhiều. Và “Đây là việc không phù hợp và là bài học Hà Nội cần phải xử lý”.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM: Biển người đổ về cửa ngõ miền Tây và bến xe miền Đông sau lễ Giỗ Tổ

CHÂN PHÚC - KHÁNH LINH |

TPHCM - Sau những ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người dân từ các tỉnh đổ về TPHCM từ khắp các hướng ngày càng đông khiến cửa ngõ phía Tây trở nên đông đúc, chật cứng dòng người và xe cộ, bến xe miền Đông cũng tấp nập người và xe cập bến.

4 bến xe lớn Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ dần được thay thế

Vương Trần |

Hà Nội - Các bến xe khách liên tỉnh hiện có gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ. Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường Vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và Vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía Nam...).

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Quy hoạch bến xe khách ở Hà Nội: Sau di dời, làm gì với “đất vàng”?

Phạm Đông |

Hà Nội sẽ di dời các bến xe trong nội đô và xây dựng mới ở ngoại thành. Đây là nội dung nằm trong quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 nhằm giảm tải cho nội đô. Tuy nhiên, việc đưa bến xe ra vành đai thành phố, nhưng quá xa khu vực trung tâm khiến nhiều hành khách gặp khó khăn khi di chuyển. Đặc biệt, cần phải ngăn chặn ý đồ muốn tận dụng các vị trí đắc địa của các bến xe hiện nay để xây dựng các khu nhà cao tầng.

TPHCM: Biển người đổ về cửa ngõ miền Tây và bến xe miền Đông sau lễ Giỗ Tổ

CHÂN PHÚC - KHÁNH LINH |

TPHCM - Sau những ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người dân từ các tỉnh đổ về TPHCM từ khắp các hướng ngày càng đông khiến cửa ngõ phía Tây trở nên đông đúc, chật cứng dòng người và xe cộ, bến xe miền Đông cũng tấp nập người và xe cập bến.

4 bến xe lớn Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ dần được thay thế

Vương Trần |

Hà Nội - Các bến xe khách liên tỉnh hiện có gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ. Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường Vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và Vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía Nam...).