Đề xuất của Bộ Nội vụ sẽ giảm phiền hà cho công chức, viên chức

Lê Thanh Phong |

Bộ Nội vụ vừa đề xuất lên Thủ tướng về việc bỏ quy định bắt buộc chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Cụ thể, bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức. Đồng thời, bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

Đây là một đề xuất rất “hợp lòng cán bộ” và phù hợp với hiện thực của xã hội, xu thế của thời đại. Trong đào tạo đại học, phải có những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ bắt buộc. Người tốt nghiệp đại học, đương nhiên phải thủ chắc các kiến thức đó. Còn không, thì chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam không tương xứng với nhu cầu của thị trường lao động.

Chính vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đưa ra yêu cầu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Mặt bằng kiến thức ngoại ngữ và tin học phải do hệ thống đại học xác lập và cung cấp, đó mới là học thật, thi thật.

Đối với người chuyên sâu hoặc cần trình độ cao hơn để phục vụ cho công việc thì họ học chuyên ngành hoặc tự đào tạo thêm. Vậy thì không hà cớ gì phải bắt buộc công chức, viên chức phải học và thi lấy bằng tin học, ngoại ngữ. Chính quy định này đã tạo ra nhiều tiêu cực, mua bán chứng chỉ.

Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cũng tương tự như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, không cần phải bày ra các loại yêu cầu bồi dưỡng khác, mất thì giờ và tốn kém cho xã hội.

Trên thực tế, có những cái gọi là bồi dưỡng nhưng rất hình thức, không đem đến ích lợi gì cho người được bồi dưỡng. Công chức, viên chức tiếp cận việc bồi dưỡng là đối phó, để có chứng chỉ, để đủ một “hồ sơ nhãn mác” cán bộ, không phải là nhu cầu học tập thực sự.

Về bồi dưỡng hay đào tạo, khi đặt người lao động vào vị trí công việc đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu thì họ mới học. Bởi vì nếu không thì sẽ bị loại trừ, và lúc đó mới học thực, học để mà hành. Còn đi bồi dưỡng theo kiểu “đến hẹn lại lên”, tích lũy chứng chỉ bằng cấp theo “quy trình” thì không bao giờ có thực học.

Đừng nghĩ rằng, chỉ có người dân bị các thủ tục hành chính không phù hợp hành hạ, mà đội ngũ công chức, viên chức cũng bị các quy định gây phiền hà. Cho nên, tháo gỡ sự phiền hà cho người dân thì cũng phải tính đến tháo gỡ cho cán bộ công chức, viên chức.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bộ Nội vụ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Đã bỏ nhiều quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Trả lời các vấn đề liên quan đến quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã xem xét giảm bớt, bỏ nhiều quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong việc thăng hạng, nâng ngạch với công chức, viên chức.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Bộ Nội vụ đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa đề xuất bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên: Loại bỏ giấy phép con gây tiêu cực, lãng phí

Đặng Chung |

Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học chỉ mang tính hình thức trong các kỳ thi thăng hạng, tuyển dụng đã tồn tại nhiều năm qua. Đi kèm với đó là bao kỳ thi gian lận, tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho giáo viên. Chính vì thế, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ bỏ các loại “giấy phép con” này trong tháng 12.2020, giáo viên cả nước bày tỏ sự vui mừng, bởi sẽ vơi đi một gánh nặng để chuyên tâm dạy học.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Đã bỏ nhiều quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Trả lời các vấn đề liên quan đến quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã xem xét giảm bớt, bỏ nhiều quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong việc thăng hạng, nâng ngạch với công chức, viên chức.