Đề công thức thì vấn nạn văn mẫu vẫn còn, thưa Bộ trưởng!

QUANG ĐẠI |

Ngày 11.11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép văn mẫu cho học sinh học thuộc là rất tai hại đối với mục tiêu phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc chân thành của người học.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết ngành giáo dục sẽ triển khai nhiều biện pháp để chấn chỉnh, giải quyết vấn đề này.

Nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là chính xác. Nhưng điều đáng nói cả đại biểu Quốc hội và người đứng đầu ngành giáo dục đều không đề cập căn nguyên của vấn nạn đọc, chép "văn mẫu" trong nhà trường là do đâu.

Xin nói ngay là do chính từ khâu quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác chuyên môn của ngành giáo dục.

Theo quy định, học sinh học xong mỗi học kỳ, năm học và khóa học đều phải trải qua các kỳ thi. Việc đánh giá chất lượng giáo viên và học sinh, xếp thứ hạng, công nhận đỗ/trượt, đều căn cứ vào điểm số, kết quả các kỳ thi.

Để vượt qua và đạt kết quả cao trong các kỳ thi, bắt buộc giáo viên và học sinh, phụ huynh phải nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình đề, dạng đề thi qua các năm, từ đó chuẩn bị các kiến thức, kĩ năng phù hợp để làm bài đạt kết quả tốt nhất. “Thi gì học nấy” đã trở thành nguyên lý của mọi nền giáo dục.

Thực tế đề thi môn Ngữ văn từ bao nhiêu năm nay hầu như không thay đổi. Về phạm vi kiến thức cơ bản chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa, một vài ý nghị luận xã hội cũng đã được các thầy cô chuyên dạy ôn nghiên cứu, chuẩn bị sẵn cho học sinh.

Như đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT, năm nào cũng trở đi trở lại yêu cầu phân tích, bình phẩm về một số tác phẩm số lượng rất hạn chế có trong chương trình, sách giáo khoa như bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu....

Đối với học sinh chuẩn bị đi thi từ trước đến nay, yêu cầu quan trọng nhất là phải thuộc lòng như cháo chảy các bài phân tích, bình giảng văn chương của các thầy cô, giáo sư về các tác phẩm có trong sách giáo khoa, sau đó chép trả bài theo yêu cầu của đề thi là đạt điểm cao.

Thậm chí một số xu hướng bình phẩm văn chương còn được công thức hóa thành “yêu-căm-chiến-lạc” nghĩa là yêu thương, căm thù, chiến đấu, lạc quan.

Không những thế, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ban hành công văn hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở giáo dục và giáo viên triển khai giáo án mẫu.

Chương trình khép kín, giáo án mẫu, đề thi “mẫu”... đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng dạy học đọc chép theo văn mẫu.

Nếu không cởi bỏ “vòng kim cô” đề thi mẫu, thì không thể dẹp được vấn nạn đọc chép theo văn mẫu, không thể có dạy học sáng tạo.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Ý kiến xoay quanh yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu

NHÓM PV |

Tin tức giáo dục ngày 11.11: Yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu, giáo viên, học sinh nói gì?; Sinh viên 20 trường Đại học chưa thể tốt nghiệp do dịch. COVID-19; Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao thí sinh 27 điểm vẫn trượt đại học...

Yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu, giáo viên, học sinh nói gì?

Tường Vân |

Trước quan điểm chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu của Bộ trưởng Bộ GDĐT, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều của giáo, học sinh xoay quanh vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Cần chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu

Thiều Trang - Đặng Chung |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo sáng 11.11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dạy và học theo văn mẫu ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, tình cảm chân thành của học sinh.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Giáo dục 24/7: Ý kiến xoay quanh yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu

NHÓM PV |

Tin tức giáo dục ngày 11.11: Yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu, giáo viên, học sinh nói gì?; Sinh viên 20 trường Đại học chưa thể tốt nghiệp do dịch. COVID-19; Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lý giải vì sao thí sinh 27 điểm vẫn trượt đại học...

Yêu cầu chấm dứt dạy Ngữ Văn theo văn mẫu, giáo viên, học sinh nói gì?

Tường Vân |

Trước quan điểm chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu của Bộ trưởng Bộ GDĐT, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều của giáo, học sinh xoay quanh vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ GDĐT: Cần chấm dứt, ngăn chặn dạy theo văn mẫu

Thiều Trang - Đặng Chung |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo sáng 11.11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dạy và học theo văn mẫu ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, tình cảm chân thành của học sinh.