Đào tạo tiến sĩ thứ thiệt rất khó, sử dụng hiệu quả còn khó hơn

Lê Thanh Phong |

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89, theo đó mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí cao nhất là 1.300 USD/tháng.

Liên quan đến nội dung trên, có nhiều ý kiến trái chiều, Bộ Tài chính cần lắng nghe để xem xét, điều chỉnh. Hỗ trợ kinh phí để người có năng lực đi học nước ngoài là cần thiết, nhưng học hiệu quả không, học về rồi có được trọng dụng hay không?

Thực tế cho thấy, có nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các đề án "bao cấp" này và ai cũng thấy rõ là hiệu quả không cao.

Nhà nước chi ra một khoản tiền lớn để đào tạo nhân tài, nhưng chưa chắc đã có nhân tài sau khi đào tạo. Nhiều người bỏ học nửa chừng, học xong bỏ đi làm nơi khác không về phục vụ cơ quan cũ. Kiện cáo ra tòa để thu hồi tiền đầu tư cũng là sự tốn kém và lãng phí. Còn có trường hợp "nhân tài" về ngồi chơi xơi nước, không bố trí đúng người đúng việc.

Liên quan đến đào tạo nhân tài trong lĩnh vực giáo dục, cũng từng có hai đề án 322 và 911, nhưng nói thẳng là không hiệu quả.

Ví dụ, Đề án 322 "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước", dự định diễn ra trong 5 năm (2000 - 2005) nhưng sau đó kéo dài 10 năm với tổng kinh phí hơn 2.500 tỉ đồng. Kết quả là, số tiến sĩ tốt nghiệp chỉ chiếm 50% số gửi đi học. Còn học xong về nước có phục vụ như cam kết hay không chưa tính tới.

Trở lại với đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" (Đề án 89), cần tính lại cách làm để đạt được mục đích và tiết kiệm ngân sách, không nên đi theo cách cũ.

Đó là cách tuyển chọn cán bộ có năng lực thực sự, "quý hồ tinh bất quý hồ đa", để hoàn thành được chương trình đào tạo với tỉ lệ cao.

Đó là có hợp đồng pháp lý ràng buộc chặt chẽ, để hạn chế tối đa các trường hợp bỏ học, hoặc học xong bỏ việc.

Người có thực học về nước phải được trọng dụng, có môi trường cho họ phát huy sở học và tiếp tục nghiên cứu.

Ngoài việc cử giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, rất cần có cơ chế tuyển dụng tiến sĩ trực tiếp. Người có bằng tiến sĩ ở các trường đại học có thứ hạng cao ở nước ngoài, có thể được tuyển dụng giảng dạy ở trường đại học trong nước.

Đất nước 100 triệu dân, nhân tài trong xã hội không thiếu, tại sao không tuyển trực tiếp như vậy cho nhanh và hiệu quả, có nguồn nhân lực ngay lập tức, không cần kéo dài thời gian đi học.

Cách làm này không tốn kinh phí đào tạo, nhưng phải có sự đãi ngộ tương xứng mới giữ được chân người giỏi. Lương ba đồng ba cọc thì không thể có được tiến sĩ thứ thiệt, chỉ là tiến sĩ "giấy" hay tiến sĩ lò ấp.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Thay đổi trong đào tạo thạc sĩ: Siết đầu vào có nâng chất lượng đầu ra?

NHÓM PV |

Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư số 23/2021 ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ với nhiều điểm mới được thay thế Thông tư số 15/2004 từ ngày 15.10. Không ít người có mong muốn học trình độ thạc sĩ đã phải lùi dự định lại bởi đầu vào được yêu cầu gắt gao hơn.

Chạy theo IELTS quá mức, dễ bỏ lọt nhân tài

HUYÊN NGUYỄN |

Cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT,..) vào các trường đại học đang tạo ra một cuộc “chạy đua” để có được tấm bằng công nhận này. Trong đó, IELTS là chứng chỉ được nhiều trường ưu tiên sử dụng, thậm chí được nhiều người ví như một “hộ chiếu” để vào đại học. Từ đó, không ít lo ngại về việc có thể bỏ lọt nhân tài.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Thay đổi trong đào tạo thạc sĩ: Siết đầu vào có nâng chất lượng đầu ra?

NHÓM PV |

Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư số 23/2021 ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ với nhiều điểm mới được thay thế Thông tư số 15/2004 từ ngày 15.10. Không ít người có mong muốn học trình độ thạc sĩ đã phải lùi dự định lại bởi đầu vào được yêu cầu gắt gao hơn.

Chạy theo IELTS quá mức, dễ bỏ lọt nhân tài

HUYÊN NGUYỄN |

Cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT,..) vào các trường đại học đang tạo ra một cuộc “chạy đua” để có được tấm bằng công nhận này. Trong đó, IELTS là chứng chỉ được nhiều trường ưu tiên sử dụng, thậm chí được nhiều người ví như một “hộ chiếu” để vào đại học. Từ đó, không ít lo ngại về việc có thể bỏ lọt nhân tài.