Cứu bệnh nhân phi công người Anh: Mệnh lệnh từ trái tim!

Thế Lâm |

Ca bệnh COVID-19 nặng nhất – “Bệnh nhân 91”, phi công người Anh – đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Có thể nói, ít có trường hợp ca bệnh nào lại được những thầy thuốc, bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam liên tục hội chẩn trong thời gian qua như vậy.

Dường như từng thông tin về diễn biến bệnh tình của phi công người Anh đều được dư luận dõi theo sát sao.

Với các thầy thuốc, việc cứu chữa cho “bệnh nhân 91” là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Những loại thuốc quý hiếm, đặc trị, đã được Bộ Y tế nhập về để cứu chữa cho bệnh nhân này. Chi phí chữa trị cho bệnh nhân phi công người Anh tính đến thời điểm này cũng lên đến trên 5 tỉ đồng. Khi bệnh tình của phi công người Anh ngày càng trở nặng, cứ vài ba ngày, Bộ Y tế lại tổ chức hội chẩn nhằm đưa ra hướng điều trị tốt nhất để cứu sống bệnh nhân.

Những thầy thuốc, cơ quan y tế không chỉ nặng trách nhiệm mà còn nặng lòng. Không có mệnh lệnh hành chính nào được phát ra trong trường hợp này; nhưng mệnh lệnh từ con tim lại xuất phát từ nhiều người, trong đó có những người dân rất bình thường trong xã hội.

Ngay khi bệnh nhân phi công người Anh được chỉ định ghép phổi, Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia đã nhận được ngay những lời đề nghị được hiến phổi để cứu “bệnh nhân 91”. Hai người đầu tiên muốn hiến phổi, trong đó có một cựu chiến binh tuổi đã ngoài 70 và một phụ nữ 40 tuổi đều đang có một cuộc sống yên lành. Họ muốn hiến phổi không ngoài mục đích gì khác là góp phần bằng chính một phần cơ thể của mình để cứu người.

Từ đó, số người muốn hiến phổi để ghép cho bệnh nhân phi công người Anh đã tăng lên rất nhanh. Từ con số 2 người của tuần trước, đến ngày 13.5 đã lên tới hơn 10 người, và tới thời điểm sáng ngày 15.5, đã có 40 người muốn hiến phổi, trong đó có người còn rất trẻ ở độ tuổi 35.

Những việc làm nghĩa hiệp này khiến các thầy thuốc rất cảm động. Theo lời của vị đại diện Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, những trường hợp muốn hiến phổi cứu bệnh nhân phi công người Anh đều chia sẻ rằng, họ muốn đồng hành cùng nỗ lực của những người Việt ngăn chặn dịch bệnh và cũng là vì muốn giúp đỡ bệnh nhân trong khả năng của mình.

Chỉ có mệnh lệnh từ con tim mới giúp những người Việt bình thường trong xã hội đi đến quyết định hiến tạng, sẵn sàng vượt qua những rào cản nhất định để chia sẻ một phần cơ thể nhằm cứu người. Mệnh lệnh từ con tim được kết nối, lan tỏa từ chính dòng chảy đùm bọc, cưu mang, bao dung luôn cuộn trào mạnh mẽ trong những thời điểm xã hội gặp khó khăn, điển hình là trong cơn đại dịch COVID-19.

Truyền thống "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều" không chỉ thể hiện ở việc cứu giúp, hỗ trợ tiền, lương thực thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm…; ở cấp độ cao hơn, còn là sự hiến tạng, chia sẻ một phần cơ thể sống, với mong muốn cứu sống bệnh nhân đang thập tử nhất sinh.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân 91 đông đặc 2 phổi, ghép phổi là cơ hội cuối cùng

Anh Nhàn |

Bệnh nhân 91 (43 tuổi, nam phi công người Anh) đang hoàn toàn phụ thuộc vào EMO (tim phổi nhân tạo), ghép phổi là cơ hội cuối cùng để cứu sống bệnh nhân này.

Nên hay không việc ghép phổi cho bệnh nhân 91 phi công người Anh nguy kịch?

Thảo Anh - Văn Thắng |

Hiện có nhiều luồng ý kiến khác nhau sau khi hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đề xuất phương án ghép phổi cho bệnh nhân người Anh - bệnh nhân COVID-19 số 91. Vậy ghép phổi có phải là lựa chọn tối ưu để điều trị cho bệnh nhân 91 trong thời điểm này? Báo Lao Động đã kết nối với PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.

Ghép phổi cho bệnh nhân 91 mắc COVID-19 trở nặng: Liệu có khả thi?

Anh Nhàn |

Việc xem xét ghép phổi cho bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh, tạm trú quận 2, TPHCM, hiện tiên lượng còn rất nặng sau nhiều ngày điều trị COVID-19), còn tuỳ thuộc vào nhiều khả năng.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Bệnh nhân 91 đông đặc 2 phổi, ghép phổi là cơ hội cuối cùng

Anh Nhàn |

Bệnh nhân 91 (43 tuổi, nam phi công người Anh) đang hoàn toàn phụ thuộc vào EMO (tim phổi nhân tạo), ghép phổi là cơ hội cuối cùng để cứu sống bệnh nhân này.

Nên hay không việc ghép phổi cho bệnh nhân 91 phi công người Anh nguy kịch?

Thảo Anh - Văn Thắng |

Hiện có nhiều luồng ý kiến khác nhau sau khi hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đề xuất phương án ghép phổi cho bệnh nhân người Anh - bệnh nhân COVID-19 số 91. Vậy ghép phổi có phải là lựa chọn tối ưu để điều trị cho bệnh nhân 91 trong thời điểm này? Báo Lao Động đã kết nối với PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.

Ghép phổi cho bệnh nhân 91 mắc COVID-19 trở nặng: Liệu có khả thi?

Anh Nhàn |

Việc xem xét ghép phổi cho bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh, tạm trú quận 2, TPHCM, hiện tiên lượng còn rất nặng sau nhiều ngày điều trị COVID-19), còn tuỳ thuộc vào nhiều khả năng.