Cước vận tải tăng phi mã: Cao nhất Đông Nam Á, đắt đỏ nhất thế giới?!

Đào Tuấn |

“Chịu không nổi” với 7 lần tăng giá xăng dầu với 2 lần phá đỉnh lịch sử, vận tải hành khách đã tăng 20% giá vé. Cước vận chuyển container thậm chí tăng giá đến 30%.

Sau khi Grab Việt Nam “điều chỉnh” giá cước, đến lượt các đơn vị vận tải hàng khách “điều chỉnh” với mức... 20%. Riêng cước vận chuyển container điều chỉnh từ 10 tới 30%.

Nói “điều chỉnh”, nhưng ai cũng hiểu, thực chất đó là tăng giá.

Xăng dầu chiếm tỉ trọng từ 26-40% chi phí vận tải. Xét ra, nếu cước vận tải không tăng giá mới là chuyện lạ.

Nhưng cái chuyện “không lạ” này, đang tạo ra sức ép rất lớn đối với cả người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Có lần, ông Nguyễn Tiến Thoả, Tổng Thư ký Hội Thẩm định Giá Việt Nam khẳng định rằng: Cước taxi ở Việt Nam đang cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực, hơn cả Singapore - nơi có chi phí đắt đỏ bậc nhất thế giới".

Cao hơn là hơn bao nhiêu?

Là từ  26,4% đến 60% ở Hà Nội và 66,7% đến 78,2% ở TP HCM.

Có lần, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú tính toán: Cước vận chuyển một container từ Việt Nam sang Mỹ khoảng 41 triệu đồng, sang Nhật hết 16 triệu đồng. Nhưng cũng là container đó, từ Cà Mau lên TP HCM mất 18 triệu, và từ TP HCM ra đến Hà Nội mất đến 80 triệu đồng.

Cà Mau- TP HCM quãng đường chưa tới 300km, nhưng cước bằng từ Việt Nam sang Nhật. Trong khi cước từ TP HCM ra Hà Nội gấp đôi sang Mỹ.

Tất nhiên, so sánh nào cũng khập khiễng. Nhưng những con số ấy chỉ chứng thực một sự thật: Phí logistic của Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Đây là những con số được thống kê bởi chính Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam: Dịch vụ logistics ở VN hiện có quy mô 20 - 22 tỉ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP. Tỷ trọng này ở cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu (14%). Trong đó, khâu quan trọng nhất là vận tải chiếm từ 40 - 60% chi phí logistics.

Cước vận tải như một chiếc đòn gánh chĩu cong hai đầu chi phí. Từ chằng chịt phí BOT, cho đến giá xăng, với đủ loại thuế phí. Và cả những “chi phí không chính thức” nữa.

Mà xét ra, hậu quả của chi phí vận tải “cao nhất Đông Nam Á”, hay đắt đỏ nhất thế giới, không chỉ đổ hết lên người dân, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của cả doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tin vui là chính phủ vừa có nghị quyết về dự án trình UBTVQH về mức giảm thuế bảo vệ môi trường từ 700 đồng cho đến 2.000 đồng/lít, kg xăng dầu.

Tin không vui là cái gì cũng đang tăng rất khủng khiếp, từ dầu ăn, mì tôm, rau cỏ cho đến sắt thép, phân bón... Và tăng chưa thấy đâu là điểm dừng.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp vận tải ở Tây Bắc than trời vì giá xăng, dầu tăng kỷ lục

Minh Nguyễn |

Giá xăng, dầu tăng liên lục trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ hoạt động vận tải, các doanh nghiệp rất mong muốn giá xăng dầu được bình ổn.

Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày gần đây đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Việc tăng giá nhằm đảm bảo hài hòa về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

DN vận tải trước nguy cơ phá sản: Cần biện pháp bình ổn giá xăng dầu

Đặng Tiến |

Trong khi tình trạng hoạt động vận tải hành khách chưa có dấu hiệu hồi phục, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách đối diện với việc phải dừng hoạt động vì khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Cộng Thương phải có trách nhiệm điều chỉnh, bình ổn giá xăng dầu để hỗ trợ các DN vận tải khách.

Tìm giải pháp giảm giá cước vận tải biển

Đặng Tiến |

Do dịch bệnh COVID-19, một số nước đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng biện pháp chống dịch dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao 3-5 lần. Trước tình hình đó, Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu cơ chế phát triển đội tàu quốc tế, tăng sự chủ động cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Giám sát chặt việc niêm yết giá cước vận tải

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tham mưu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành triển khai công tác điều hành giá năm 2022 theo văn bản số 882 ngày 10.2.2022 của Văn phòng Chính phủ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Doanh nghiệp vận tải ở Tây Bắc than trời vì giá xăng, dầu tăng kỷ lục

Minh Nguyễn |

Giá xăng, dầu tăng liên lục trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ hoạt động vận tải, các doanh nghiệp rất mong muốn giá xăng dầu được bình ổn.

Áp lực giá xăng, doanh nghiệp vận tải tăng giá cước

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Giá xăng dầu neo ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày gần đây đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực vận tải cùng nhiều ngành nghề kinh doanh khác. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Việc tăng giá nhằm đảm bảo hài hòa về quyền lợi trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

DN vận tải trước nguy cơ phá sản: Cần biện pháp bình ổn giá xăng dầu

Đặng Tiến |

Trong khi tình trạng hoạt động vận tải hành khách chưa có dấu hiệu hồi phục, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách đối diện với việc phải dừng hoạt động vì khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Cộng Thương phải có trách nhiệm điều chỉnh, bình ổn giá xăng dầu để hỗ trợ các DN vận tải khách.

Tìm giải pháp giảm giá cước vận tải biển

Đặng Tiến |

Do dịch bệnh COVID-19, một số nước đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng biện pháp chống dịch dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao 3-5 lần. Trước tình hình đó, Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu cơ chế phát triển đội tàu quốc tế, tăng sự chủ động cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Giám sát chặt việc niêm yết giá cước vận tải

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tham mưu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành triển khai công tác điều hành giá năm 2022 theo văn bản số 882 ngày 10.2.2022 của Văn phòng Chính phủ.