Công chức phường làm... tiến sĩ sinh học, không biết gì về chuyển đổi số

Anh Đào |

Chúng ta đào tạo quá nhiều tiến sĩ. “Công chức (cấp) phường đăng ký học tiến sĩ công nghệ sinh học, trong khi hệ thống mình cần chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công thì không học - phát biểu của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM Nguyễn Việt Dũng.

Trung tâm Công nhận văn bằng Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có lần từ chối công nhận văn bằng tiến sĩ của một trường hợp.

Người này, theo hồ sơ, học chương trình Tiến sĩ giáo dục, ngành giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Asia E (AeU, Malaysia) trong thời gian 4 năm. Tuy nhiên, theo thông tin trên hộ chiếu, "tiến sĩ" này chỉ sang Malaysia 4 lần, mỗi lần 2 ngày, tổng cộng 8 ngày.

8 ngày, kể cả thời gian đi đường là có thể lấy bằng tiến sĩ. Câu chuyện ấy từng như một ví dụ về một thứ “phông bạt” chỉ có tác dụng in cạc-vi-dít.

Cán bộ có năng lực yếu, không thực hiện được công việc của mình, có xu hướng đi học tiến sĩ những ngành không thích hợp với công chức... là thực tiễn vừa được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM Nguyễn Việt Dũng nêu ra hôm qua.

Zing, dẫn lời ông Dũng phát biểu: “Tôi không biết công chức mình đào tạo tiến sĩ để làm gì vì tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học. Chúng ta đào tạo quá nhiều tiến sĩ. Ví dụ, công chức phường đăng ký học tiến sĩ công nghệ sinh học, trong khi hệ thống mình cần chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công thì không học”.

Công chức đua nhau học tiến sĩ, trong khi “khá yếu trong thực hiện công việc”, trong khi “đa số không biết hoặc không dám viết kế hoạch, đề án”. Và trong khi ngay cả vừa đi học về kinh tế số - kinh tế tuần hoàn về thì cũng chẳng trả lời được câu hỏi đơn giản: “Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu?!”.

Nhớ dư luận từng xôn xao dạo Hà Nội công bố “Chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.

Rồi dư luận cũng lại “lên cơn” trước đề án 12.000 tỉ để đào tạo 9.000 tiến sĩ.

Và giờ đây, phát biểu rất thẳng, rất thật của Giám đốc sở KHCN TPHCM như là đang xác nhận những hậu quả của cái “não trạng bằng cấp” của những “lò ấp tiến sĩ”, của những mật độ “mỗi ngày một tiến sĩ”, của những “tiến sĩ 8 ngày”, của những người vừa đi học kinh tế số về cũng chẳng biết chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu.

Nhưng đáng lẽ ra câu hỏi công chức phường đăng ký tiến sĩ sinh học để làm gì, câu hỏi “công chức đào tạo tiến sĩ để làm gì” phải là câu hỏi từ dân, và người trả lời phải là....chính quyền chứ không phải ngược lại.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Tiến sĩ cần thực học

Trung Hiếu |

Bằng tiến sĩ, thạc sĩ ngày nay còn là cơ hội “thăng quan, tiến chức” nên khi đề bạt, cần kiểm tra thực học.

55 người sử dụng bằng Đại học Đông Đô để làm tiến sĩ sẽ bị xử lý thế nào?

Vương Trần |

Bộ Công an xác định Đại học Đông Đô cấp bằng giả cho 193 cá nhân. Trong đó, 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Bản tin 1 phút: Các Giáo sư, Tiến sĩ VN đang ở đâu trong xử lý sông Tô Lịch

NGỌC ANH - ĐỨC THIỆN |

Những tin tức mới nhất trong Bản tin 1 phút ngày 22.9: Cao tốc nghìn tỉ giậm chân tại chỗ vì vướng giải phóng mặt bằng; Triệt phá đường dây đánh bạc nghìn tỉ đồng; Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch: Dân hỏi các Giáo sư, Tiến sĩ đang ở đâu?; Bầu cử Mỹ: Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ông Joe Biden...

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tiến sĩ cần thực học

Trung Hiếu |

Bằng tiến sĩ, thạc sĩ ngày nay còn là cơ hội “thăng quan, tiến chức” nên khi đề bạt, cần kiểm tra thực học.

55 người sử dụng bằng Đại học Đông Đô để làm tiến sĩ sẽ bị xử lý thế nào?

Vương Trần |

Bộ Công an xác định Đại học Đông Đô cấp bằng giả cho 193 cá nhân. Trong đó, 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

Bản tin 1 phút: Các Giáo sư, Tiến sĩ VN đang ở đâu trong xử lý sông Tô Lịch

NGỌC ANH - ĐỨC THIỆN |

Những tin tức mới nhất trong Bản tin 1 phút ngày 22.9: Cao tốc nghìn tỉ giậm chân tại chỗ vì vướng giải phóng mặt bằng; Triệt phá đường dây đánh bạc nghìn tỉ đồng; Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch: Dân hỏi các Giáo sư, Tiến sĩ đang ở đâu?; Bầu cử Mỹ: Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ông Joe Biden...