Có xét nghiệm âm tính được đi máy bay rất phù hợp với "bình thường mới"

Lê Thanh Phong |

Ai cũng nói đến chuyện "bình thường mới" nhưng thực tế quản lý còn vấp phải các cách điều hành "vẫn như cũ".

Ngay như chuyện phục hồi ngành du lịch, miệng nói mở nhưng tay đóng ngay từ cánh cửa máy bay.

Nói đóng cánh cửa máy bay không phải là do các hãng hàng không đóng, mà vì có nhiều quy định khiến cho người dân không thể đi máy bay được.

Chính vì thế, nên sau một tuần "mở cửa bầu trời" cho các hãng hàng không hoạt động thương mại trở lại, Cục hàng không Việt Nam thông tin rằng, nhiều chuyến bay có số khách thấp, thậm chí không có khách.

Còn lý do không có khách thì đã rõ, không phải một mà nhiều cản trở.

Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép hành khách đáp ứng các điều kiện như sau được đi máy bay:

Một là đã tiêm đủ hai liều vaccine, hai là F0 đã được điều trị khỏi bệnh, ba là xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính.

Nhưng đề xuất những người đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine và F0 khỏi bệnh  không cần xét nghiệm âm tính của Cục hàng không thì cần phải xem xét lại, phải có ý kiến chuyên môn dịch tễ thuộc về ngành y tế, không phải của ngành giao thông. Bởi vì, người đã tiêm hai mũi vaccine vẫn có khả năng bị lây nhiễm, trở thành nguồn lây cho người khác

Thêm một xét nghiệm để bảo đảm an toàn là cần thiết, cái gì cần bỏ thì bỏ, cái gì cần phải giữ vẫn giữ.

Riêng đề xuất chỉ cần xét nghiệm âm tính là được đi máy bay rất hợp lý. Bởi vì cho đến ngày 19.10, đã có 13 tỉnh, thành công bố cấp độ 1 (vùng xanh). Trong số còn lại, nhiều địa phương chưa đạt xanh là vì tỉ lệ dân số được tiêm vaccine thấp, không phải là vì bị bùng dịch.

Vậy xin hỏi, người dân của những tỉnh thành đó lấy đâu ra cái thẻ xanh hai mũi vaccine để được đi máy bay?

Nếu như vậy, phải tạo điều kiện cho họ đi máy bay bằng cách chỉ cần có giấy xác nhận xét nghiệm âm tính, kiểm soát dịch như vậy là quá đủ.

Và còn nữa, đối với trẻ em dưới 18 tuổi, hầu hết chưa được tiêm vaccine, nếu không được cho phép đi máy bay bằng xác nhận xét nghiệm âm tính, thì các cháu bị mất quyền tự do đi máy bay hoàn toàn. Loại trừ trẻ em khỏi đối tượng đi máy bay cũng có nghĩa là cầm chân rất nhiều người lớn khác.

Ví dụ, nhiều người muốn đi du lịch cả gia đình, nhưng vì không đem theo con cái được nên đành bỏ kế hoạch.

Cho phép người xét nghiệm âm tính được đi máy bay (nếu muốn chắc hơn nữa có thể quy định xét nghiệm PCR) là tạo thêm cơ hội để phục hồi du lịch, phục hồi kinh tế.

Giao thông còn ách tắc, đừng nói đến tăng tốc phát triển kinh tế.

Còn nói đến rủi ro trong dịch bệnh thì vô cùng, không thể cứ đem những lý thuyết rủi ro đó ra để xây hàng rào và nhốt cả nền kinh tế lại.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nhiều chuyến bay có số khách thấp, thậm chí không có khách

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về đánh giá việc thực hiện Quy định tạm thời và kế hoạch tiếp tục thực hiện Hướng dẫn tạm thời về triển khai các chuyến bay nội địa chở hành khách.

Hàng không chuẩn bị thế nào để trở lại bầu trời?

Tùng Lâm |

Để chuẩn bị cho việc khai thác trở lại, các hãng hàng không đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tạo sự an toàn, thoải mái cho hành khách trên các chuyến bay.

Địa phương “lắc đầu”, hàng không khó khai thác từ 5.10

Đặng Tiến |

Theo văn bản của Cục Hàng không Việt Nam gửi 19 địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nếu được các địa phương đồng ý, từ 5.10.2021 triển khai kế hoạch khai thác vận tải hàng không nội địa giai đoạn 1. Tuy nhiên, một số địa phương đến nay vẫn chưa đồng ý với kế hoạch này.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nhiều chuyến bay có số khách thấp, thậm chí không có khách

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về đánh giá việc thực hiện Quy định tạm thời và kế hoạch tiếp tục thực hiện Hướng dẫn tạm thời về triển khai các chuyến bay nội địa chở hành khách.

Hàng không chuẩn bị thế nào để trở lại bầu trời?

Tùng Lâm |

Để chuẩn bị cho việc khai thác trở lại, các hãng hàng không đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tạo sự an toàn, thoải mái cho hành khách trên các chuyến bay.

Địa phương “lắc đầu”, hàng không khó khai thác từ 5.10

Đặng Tiến |

Theo văn bản của Cục Hàng không Việt Nam gửi 19 địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nếu được các địa phương đồng ý, từ 5.10.2021 triển khai kế hoạch khai thác vận tải hàng không nội địa giai đoạn 1. Tuy nhiên, một số địa phương đến nay vẫn chưa đồng ý với kế hoạch này.