Có đường sắt trên cao - bỏ BRT được không?

Hoàng Lâm |

Năm 2008, dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt và hơn 5 năm sau, cũng từ điểm đầu là khu vực Kim Mã - Cát Linh, điểm cuối là Yên Nghĩa Hà Đông, tuyến xe buýt BRT được hình thành.

Xin nói lại là tổng đầu tư của dự án bao gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện cho dự án BRT... là 49 triệu USD - một con số khổng lồ. Trong khi chờ dự án đường sắt trên cao ì ạch triển khai thì gần như ngay lập tức tuyến BRT bộc lộ những hạn chế của nó: Công suất không đủ, làn đường dành riêng cho xe buýt trở thành nguyên nhân gây tắc đường thường xuyên của tuyến đường Lê Văn Lương, Láng Hạ vốn đã quá tải.

Nếu như đường sắt trên cao được ví như “cục xương mắc ngang họng” thì tuyến BRT chả khác nào “miếng gân gà” nuốt vào không được, nhả ra không xong.

Bây giờ, khi tuyến đường sắt trên cao chuẩn bị được đi vào vận hành khai thác thì câu chuyện hiệu quả lại có thể khiến thành phố Hà Nội đau đầu. Chẳng hạn, để đi từ quận Hà Đông lên trung tâm Hà Nội, người ta có thể đi cả hai phương tiện.

Và nếu nói như một lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, chỉ mất 20 phút cho hành trình dài hơn 20km thì quá tiện lợi, đồng nghĩa với việc tuyến BRT có nguy cơ bị san sẻ hành khách.

Hiệu quả đã thấp và sắp tới phải nhường khách cho tuyến đường sắt trên cao, có thể thấy số phận của tuyến BRT đầy tay tiếng này sẽ như thế nào.

5 năm vận hành, không biết BRT đã thu hồi được bao nhiêu vốn để trả đối tác cho vay là Ngân hàng Thế giới? Nhưng chắc chắn số tiền thu lại chẳng thấm vào đâu so với khoản 50 triệu USD đã bỏ ra.

Nghĩa là nguy cơ BRT rơi vào lãng phí với tình trạng “chạy xe không” có khả năng xảy ra và điều quan trọng là hằng ngày với một phần đường riêng, với hệ thống trạm, ga lên xuống phía tay trái “chẳng giống ai” sẽ vẫn trở thành nỗi ám ảnh cho người dân, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Nếu đã chuẩn bị chạy đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông thì phải đảm bảo cả hiệu quả và khả năng thu hồi vốn cho nó. Vậy thì, đã đến lúc phải dứt khoát về số phận BRT, chấm dứt ngày nào tốt ngày đó, chỉ cần dùng xe buýt thường là đủ.

Hoặc, để cho chắc chắn, hãy làm một khảo sát nghiêm túc và minh bạch để người Hà Nội quyết định. Bỏ BRT cũng là cách để “cứu” đường sắt trên cao trong tương lai.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Minh Hạnh - Tô Thế |

Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp nhận, bàn giao tuyến đường sắt đô thị 2A, Cát Linh – Hà Đông từ Bộ Giao thông Vận tải, ngày 19.3, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đi thị sát và kiểm tra toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông để rà soát mọi phương án an toàn trước khi đưa vào vận hành khai thác.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa!

Lê Thanh Phong |

Dân ngóng cổ chờ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, nhưng càng chờ càng thất vọng. Các ông nói xuôi nói ngược đủ kiểu nhưng cuối cùng là đoàn tàu vẫn chưa chạy.

Chân đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội biến thành nơi đổ rác

Trần Kiều |

Theo quan sát của phóng viên Báo Lao Động, tại khu vực chân đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội, đoạn qua khu vực Cầu Giấy đang biến thành nơi đổ rác thải sinh hoạt của người dân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Minh Hạnh - Tô Thế |

Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp nhận, bàn giao tuyến đường sắt đô thị 2A, Cát Linh – Hà Đông từ Bộ Giao thông Vận tải, ngày 19.3, ông Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đi thị sát và kiểm tra toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông để rà soát mọi phương án an toàn trước khi đưa vào vận hành khai thác.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa!

Lê Thanh Phong |

Dân ngóng cổ chờ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác, nhưng càng chờ càng thất vọng. Các ông nói xuôi nói ngược đủ kiểu nhưng cuối cùng là đoàn tàu vẫn chưa chạy.

Chân đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội biến thành nơi đổ rác

Trần Kiều |

Theo quan sát của phóng viên Báo Lao Động, tại khu vực chân đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội, đoạn qua khu vực Cầu Giấy đang biến thành nơi đổ rác thải sinh hoạt của người dân.