Chương trình lớp 1 mới: Dạy khổ, học khó, phụ huynh lo

Linh Anh |

Chương trình giáo dục mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng.

Giáo dục trước đây có khái niệm "lớp vỡ lòng" nghĩa là để các em làm quen, tạo hứng thú cho các em trong giai đoạn đầu tiếp thu kiến thức.

Bộ GĐ-ĐT nhiều năm nay cũng cấm việc dạy chữ trước khi học sinh bước vào lớp 1.

Thế nhưng với chương trình lớp 1 mới, nhiều phụ huynh cho rằng các em không được "vỡ lòng" mà vỡ ra một điều là việc học quá khó, quá khổ, nhất là môn Tiếng Việt.

"Con tôi ngày nào đi học về cũng mếu máo"; "Cô giáo nói con tôi chậm, không học nhanh bằng các bạn đã quen mặt chữ khi học mẫu giáo"; "Chúng tôi đi làm về đã mệt mỏi nhưng còn mệt mỏi hơn khi cùng con học đến 9-10 giờ tối"; "Chương trình mới kiểu gì mà khiến con tôi ngay từ lớp 1 đã sợ học"...

Quá nhiều phàn nàn từ các phụ huynh. Và một trong những điều đáng lo là chuyện "sợ học", "sợ bị so sánh" với các bạn ngay từ khi biết những chữ đầu tiên.

vẻ như các nhà giáo dục đang hướng tới việc đưa cho học sinh những thứ họ cần chứ không phải mang đến những điều các em muốn.

Thế nhưng, Bộ GĐ-ĐT vẫn cho rằng "chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này" và "khẳng định Bộ GDĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời".

Như vậy có thể thấy ngay, với chương trình mới, lứa học sinh lớp 1 đang có nguy cơ đưa ra để thí nghiệm "đổi mới chương trình giáo dục".

Một đề án tốn kém lên tới hàng ngàn tỉ, được dư luận quan tâm mà cho đến nay vẫn "chưa đủ căn cứ khoa học", "chưa đánh giá nhiều mặt" thì còn đợi đến bao giờ?

Hệ luỵ của những cải tiến trong giáo dục vẫn còn đó, đơn cử như cả một thế hệ 7x trở thành nạn nhân của cải cách chữ viết và trở thành "thế hệ chữ xấu như gà bới" không cải thiện được.

Chỉ khi nào thoát được "giáo dục áp đặt" và thoát khỏi bệnh thành tích với việc nhồi nhét kiến thức ngay từ khi học lớp 1 thì mới hy vọng vào một cuộc đổi mới giáo dục thực chất.

Chương trình lớp 1 mới: dạy khổ, học khó, phụ huynh lo là một thực tế, Bộ GĐ-ĐT phải tiếp thu ngay chứ không thể "cứ để một vài năm rồi rút kinh nghiệm". Bởi có thể sẽ thêm một thế hệ học trò có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài vì chờ người lớn rút sợi dây kinh nghiệm.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Chương trình tiếng Việt lớp 1: Phụ huynh than quá “nặng”, bộ nói chưa đủ căn cứ

Chung Trang Nhàn |

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1. Trải qua hơn 3 tuần dạy và học, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng chương trình học của trẻ nặng nề, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Giáo viên cũng vất vả trong việc dạy và học. Trong khi đó, Bộ GDĐT lại cho rằng, nhận định này chưa đủ căn cứ.

Phụ huynh “chê” chương trình lớp 1 nặng, Bộ GDĐT nói đã giảm tải

Đặng Chung - Thùy Linh |

Chiều 30.9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi họp báo định kỳ quý III/2020. Nhiều vấn đề “nóng” vào đầu năm học mới đã được đặt ra, như việc “nhập nhèm” sách giáo khoa và sách tham khảo, lạm thu, chương trình lớp 1 quá nặng với học sinh...

Lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Vẫn là "căn bệnh" nhồi nhét kiến thức

Linh Anh |

Một bản danh sách với 23 đầu sách giáo khoa cho học sinh tiểu học với giá thành lên tới 800.000 đồng đang gây xôn xao - không chỉ bởi giá bán - mà là câu chuyện đổi mới giáo dục chưa chạm đến gốc của vấn đề: Căn bệnh nhồi nhét kiến thức, kinh viện quá nặng và xem nhẹ bồi dưỡng kỹ năng sống.

Đề xuất đầu tư băng tải dài 10km đưa đất đá thải mỏ đi san lấp mặt bằng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Quảng Ninh đang thực hiện chủ trương sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình bởi nguyên vật để san lấp mặt bằng tiếp tục khan hiếm, trong khi lượng đất đá thải mỏ tại các mỏ than ở Quảng Ninh lại cực lớn. Tuy nhiên, việc vận chuyển đất đá thải từ các mỏ than ra đường, đến công trường đang là một trong những thách thức lớn trong thực hiện chủ trương trên.

Bản tin công đoàn: Kiểm tra chấp hành pháp luật ở các doanh nghiệp nợ BHXH

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở nhiều doanh nghiệp nợ BHXH; Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp; Trao 150 phần quà cho học sinh là con em công nhân lao động Bình Dương;...

Xe tải quần thảo đêm ngày, đường liên xóm ở TP Thái Nguyên cứ vá lại bung

Việt Bắc |

Mỗi ngày, tuyến đường liên xóm Ngọc Lâm - Bến Đò thuộc xã Linh Sơn (TP Thái Nguyên) phải gánh hàng trăm lượt xe tải trọng lớn quần thảo. Mặt đường bị cày xới, vỡ nát nghiêm trọng, dù đã nhiều lần sửa chữa nhưng tình trạng hư hỏng lại tiếp diễn.

Dòng tiền mới vẫn chảy vào chứng khoán

Gia Miêu |

Dòng tiền sôi động phần lớn từ việc nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn sẽ giúp cho VN-Index dự kiến sẽ quay trở lại kiểm định vùng 1.280 - 1.300 điểm, thanh khoản dao động ở mức 19.000 - 21.000 tỉ đồng/phiên.

Dự báo mưa lớn diện rộng trên cả nước

MINH HÀ |

Dự báo từ 9.9 đến ngày 12.9, nhiều nơi trên cả nước được dự báo có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to, đề phòng dông lốc, lũ quét và sạt lở đất.

Chương trình tiếng Việt lớp 1: Phụ huynh than quá “nặng”, bộ nói chưa đủ căn cứ

Chung Trang Nhàn |

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1. Trải qua hơn 3 tuần dạy và học, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng chương trình học của trẻ nặng nề, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Giáo viên cũng vất vả trong việc dạy và học. Trong khi đó, Bộ GDĐT lại cho rằng, nhận định này chưa đủ căn cứ.

Phụ huynh “chê” chương trình lớp 1 nặng, Bộ GDĐT nói đã giảm tải

Đặng Chung - Thùy Linh |

Chiều 30.9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi họp báo định kỳ quý III/2020. Nhiều vấn đề “nóng” vào đầu năm học mới đã được đặt ra, như việc “nhập nhèm” sách giáo khoa và sách tham khảo, lạm thu, chương trình lớp 1 quá nặng với học sinh...

Lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Vẫn là "căn bệnh" nhồi nhét kiến thức

Linh Anh |

Một bản danh sách với 23 đầu sách giáo khoa cho học sinh tiểu học với giá thành lên tới 800.000 đồng đang gây xôn xao - không chỉ bởi giá bán - mà là câu chuyện đổi mới giáo dục chưa chạm đến gốc của vấn đề: Căn bệnh nhồi nhét kiến thức, kinh viện quá nặng và xem nhẹ bồi dưỡng kỹ năng sống.