Chưa cần thiết phải dự trữ thực phẩm

Lê Thanh Phong |

Sau thông tin về ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 (COVID-19) ở Hà Nội, một số người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ. 

Cảnh người chen chúc, tranh giành mua hàng hóa khiến cho cuộc sống trở nên căng thẳng rất vô lý. Thực phẩm của nhiều siêu thị được mua với khối lượng lớn, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo vì sức tiêu thụ quá lớn. Một đồn mười, mười đồn trăm, cho rằng dịch bùng phát nên lo cái ăn phòng khi trốn dịch. Nhiều người chỉ nghe tin đồn thất thiệt và bỏ ngoài tai những thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, các nhà cung cấp, phân phối lương thực thực phẩm lớn đều khẳng định nguồn cung rất dồi dào, đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân, kể cả trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh.

Những người chen chúc nhau ở một số siêu thị, chợ dân sinh để mua thực phẩm không biết rằng, trong khi tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, có thêm các ca lây nhiễm mới, thì việc đến nơi đông người chính là tự chuốc họa vào thân. Nếu trong đám đông tranh giành mua hàng ở siêu thị, có một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, thì sự lây lan sẽ rất kinh khủng.

Bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Vincommerce chia sẻ: “Đồng hành cùng chính quyền và người dân TP.Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh, khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn”.

Đúng là không cần thiết, là hết sức phi lý khi tích trữ lương thực. Hàng hóa, thực phẩm đầy đủ, nguồn cung dồi dào. Mua vừa đủ dùng như bình thường, không việc gì phải tự làm đảo lộn sinh hoạt của mình và làm cho xã hội rối lên.

Các địa phương khác như TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc từng có người bị nhiễm dịch và đã được điều trị khỏi, có địa phương công bố hết dịch, Sơn Lôi đã gỡ bỏ lệnh cách ly, mọi sinh hoạt vẫn bình thường. Vậy thì Hà Nội không có lý do gì mà hốt hoảng, sợ hãi và mất bình tĩnh như vậy.

Để ngăn chặn tâm lý đám đông trong việc đi vét hàng hóa cần phải có biện pháp dứt khoát. Đã có một số cửa hàng ghi rất rõ số lượng hàng hóa khống chế đối với người mua, thì siêu thị cũng nên tính đến cách đưa ra mức hạn chế đối với một số mặt hàng đang bị đẩy lên mức “khủng hoảng”.

Ngoài việc không nên đi gom lương thực, thực phẩm, một điều hết sức quan trọng là không nên di chuyển khỏi nơi cư trú, nói đúng hơn là cố tình rời khu vực cách ly bắt buộc. Bởi vì, nếu như cá nhân đó bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (COVID-19), thì sẽ gây họa cho nơi họ di chuyển đến. Ngược lại, ở trong khu vực cách ly, khai báo và kiểm tra y tế nghiêm ngặt, thì sẽ bảo vệ được mình an toàn và bảo vệ cho cả cộng đồng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm

T.Vương |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân, trước diễn biến vius SARS- CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thủ tướng yêu cầu hệ thống bán lẻ tại Hà Nội mở cửa tới 11 giờ đêm

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu hệ thống các nhà bán lẻ mở cửa bán gạo đến 11h đêm để đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân Thủ đô trong việc phòng, chống dịch COVID-19.

Siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung, dân không cần đổ xô đi mua thực phẩm

Hương Nguyễn |

“Đồng hành cùng chính quyền và người dân thành phố Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh, khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch COVID-19 thêm khó khăn”, bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho biết.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng: Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm

T.Vương |

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân, trước diễn biến vius SARS- CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thủ tướng yêu cầu hệ thống bán lẻ tại Hà Nội mở cửa tới 11 giờ đêm

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu hệ thống các nhà bán lẻ mở cửa bán gạo đến 11h đêm để đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân Thủ đô trong việc phòng, chống dịch COVID-19.

Siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung, dân không cần đổ xô đi mua thực phẩm

Hương Nguyễn |

“Đồng hành cùng chính quyền và người dân thành phố Hà Nội đẩy lùi dịch bệnh, khách hàng không cần phải lo lắng, ồ ạt đi mua đồ dự trữ, hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch COVID-19 thêm khó khăn”, bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho biết.